Skip to main content

Võ thuật trong tiểu thuyết Kim Dung – Wikipedia tiếng Việt


Võ thuật là một trong những nội dung chính trong các tác phẩm của Kim Dung. Dưới đây là danh sách các bộ võ công, sách võ thuật, chiêu thức, bí kíp võ thuật đáng chú ý.





Ám nhiên Tiêu Hồn Chưởng là loại chưởng pháp kỳ lạ bậc nhất do Dương Quá sáng tạo nên trong 16 năm chờ đợi Tiểu Long Nữ, và cũng chỉ có mình chàng sử dụng được môn võ tương tư sầu khổ, vô cùng đau đớn tuyệt vọng này. Khi tâm trạng vui vẻ hạnh phúc, vô ưu vô lo thì bộ chưởng pháp này mất đi thần hiệu.

Môn võ này được sáng tạo khi Dương Quá chỉ còn một tay nên lấy nội công làm gốc, không dùng các biến hóa đa đoan để thủ thắng. Nhiều chiêu thức trong Ám nhiên tiêu hồn chưởng được bắt nguồn từ các võ công mà Dương Quá đã biết, ví dụ như: Cửu Âm Chân Kinh, Nghịch Hành Kinh Mạch.

Ảm nhiên tiêu hồn chưởng có 17 chiêu thức:


  1. Tâm Kinh Nhục Khiêu

  2. Khởi Nhân Ưu Thiên

  3. Vô Trung Sinh Hữu

  4. Đà Nê Đới Thủy

  5. Bồi Hồi Không Cốc

  6. Lực Bất Tòng Tâm

  7. Hành Thi Tẩu Nhục

  8. Đảo Hành Nghịch Thi

  9. Hồn Dại Mộng Oanh

  10. Phế Tẩm Vong Thực

  11. Cô Hình Chích Ảnh

  12. Âm Hận Thôn Thanh

  13. Lục Thần Bất Thân

  14. Cùng Đồ Mạt Lộ

  15. Diện Vô Nhân Sắc

  16. Tường Nhập Phi Phi

  17. Ngai Nhược Mộc Kê

Theo truyện Hiệp khách hành, đây là môn nội công được ghi trên một bộ tượng đất gồm 2 phần Âm (đỏ) và Dương (xanh). Bộ tượng đất này ban đầu được sở hữu bởi Tạ Yên Khách. Sau này ông ta truyền cho Thạch Phá Thiên (Cẩu Tạp Chủng) nhưng theo thứ tự ngược lại nhằm hại chết cậu để người khác không thể lấy cậu sai khiến mình. Cẩu Tạp Chủng luyện công đến lúc đỉnh điểm, hai luồng nội lực âm và dương xung kích nhau, sắp bị tẩu hỏa nhập ma thì ngẫu nhiên có người đánh cậu nhưng lại khiến cậu đả thông được kinh mạch, khiến nội lực âm dương dung hòa làm một trong cơ thể. Từ đó cậu mang trong người nội công hùng mạnh của 2 luồng chân khí Âm-Dương khiến bách độc khó xâm, đồng thời có thể phản lại đòn đánh của đối thủ với lực theo tỉ lệ thuận với lực ra đòn. Từ đó cậu trở thành đệ nhất nội công trong truyện.



Hồi ở núi Hoa Sơn, Mộc Tang đạo nhân không dạy môn khinh công tuyệt tác Bách Biến Quỷ Ảnh (Bóng ma trăm biến) cho Viên Thừa Chí là vì lúc ấy võ nghệ của Thừa Chí hãy còn non nớt, học được cũng vô dụng, và cũng chưa chắc đã hiểu.

Lần này vì Thừa Chí có hẹn ở Vũ Hoa đài với Quy nhị nương, vợ Thần Quyền Vô Địch Quy Thân Thụ, nhị sư huynh của Thừa Chí. Biết chàng không ra tay thì Quy nhị nương không để yên nhưng lại không thể đánh thật được nên Mộc Tang đạo nhân mới mượn Ôn Thanh Thanh gián tiếp truyền cho chàng.

Võ nghệ tuy không được tinh xảo, nhưng Thanh Thanh nhờ có trí nhớ hơn người lại thêm tinh khôn, biết Mộc Tang truyền cho mình là giả, mà truyền cho Thừa Chí là thật. Nên lúc đó, nàng cứ cố nhớ từ khẩu quyết, hành động, tay chân, thân pháp, vân vân. Nàng đều nhớ thuộc không sót một tí nào và đọc lại nguyên văn và biểu diễn cho Thừa Chí xem.

Sau đó Viên Thừa Chí cố công suy nghĩ đem hỗn hợp "Trường quyền Thập Đoạn Cẩm" của phái Hoa Sơn với "Bách Biến Quỷ Ảnh" như vậy kiêm cả sở trường của hai môn sáng tạo một môn võ tuyệt kỹ mới. Chàng nhờ Tiêu Uyển Nhi và mười vị sư huynh đệ của Kim Long bang, mỗi người xách một thùng nước đứng chung quanh luyện võ trường, chàng đứng ở giữa. Mỗi người tạt nước vào trong lúc chàng nhảy nhót luồn cúi, tránh Đông né Tây. Chờ mấy thùng nước đã tạt hết, chỉ có tay áo bên phải và chân trái hơi bị ướt thôi.



Bắc Minh Thần Công là một loại thượng thừa nội công tâm pháp trong truyện Thiên Long Bát Bộ của Kim Dung. Có nguồn gốc từ phái Tiêu Dao được Đoàn Dự phát hiện cùng lúc với Lăng Ba Vi Bộ. Đây là một môn nội công có tác dụng hút nội lực của người khác để cho bản thân sử dụng. Toàn bộ Bắc Minh Thần Công gồm 36 bức hình dùng để miêu tả. Có ba người học được bộ võ công này là Vô Nhai Tử, Đoàn Dự, Hư Trúc. Trong đó, chỉ có Vô Nhai Tử là học xong toàn bộ còn Đoàn Dự chỉ học xong bức đầu tiên, Hư Trúc thì chỉ nhận được cách vận khí từ Thiên Sơn Đồng Mỗ.


Hóa công đại pháp[sửa | sửa mã nguồn]


Hóa Công Đại Pháp là một môn nội công trong truyện Thiên Long Bát Bộ của Kim Dung, khởi nguồn từ Bắc Minh Thần Công. Hóa Công Đại Pháp được sáng tạo bởi Đinh Xuân Thu, bộ võ công này có mục đích là làm suy yếu nội lực của đối phương nhưng không thể đem nội lực của đối phương để cho bản thân sử dụng. Hóa Công Đại Pháp nguyên lý là hút chất độc từ các loài độc vật vào cơ thể sau đó đánh vào cơ thể của đối thủ để hóa giải đi nội công của đối thủ. Bộ võ công này khuyết điểm là phải hút chất độc hằng ngày để luyện công và cần dùng Thần Mộc Vương Đỉnh để luyện công. Đây cũng là nguyên nhân khi A Tử đánh cắp Thần Mộc Vương Đỉnh khiến cho Đinh Xuân Thu từ Tinh Túc phải trở về Trung nguyên.


Hấp tinh đại pháp[sửa | sửa mã nguồn]


Hấp Tinh Đại Pháp là một môn nội công trong truyện Tiếu ngạo giang hồ của Kim Dung. Môn nội công này dùng để hút nội lực của người khác để cho chính mình sử dụng tương tự như Bắc Minh Thần Công, nhưng có vài chỗ khuyết điểm là:


  • Phải tán đi toàn bộ công lực trong cơ thể không còn có chút chân khí nào nếu như tán không hết hoặc là nội lực đi nhầm thì sẽ tẩu hỏa nhập ma. Nhẹ thì toàn thân tê liệt, nặng thì kinh mạch nghịch chuyển mà chết.

  • Sau khi tán công phải hấp thu nội lực của người khác để cho mình sử dụng. Bước này càng thêm khó khăn vì bản thân không có võ công lại phải đi hấp thụ nội lực của người khác chẳng khác nào lấy trứng chọi đá.

  • Lúc bắt đầu hấp thu sẽ không có cảm giác gì nhưng mà về sau thì những nội lực được hút vào cơ thể có thể sẽ đột nhiên cắn trả hút vào càng nhiều thì cắn trả càng mạnh.

Để thoát khỏi nội lực cắn trả thì có thể như Nhậm Ngã Hành tự tìm ra cách để áp chế hoặc là dùng Dịch Cân Kinh của Thiếu Lâm để hóa giải. Tuy nhiên cách áp chế như Nhậm Ngã Hành chỉ có hiệu quả tức thời chứ không hoàn toàn hiệu nghiệm, bằng chứng là cuối cùng Nhậm Ngã Hành cũng chết vì bị nội lực cắn trả, chỉ có cách luyện Dịch Cân Kinh mới hoàn toàn đồng nhất hết chân khí dị chủng.


Bát Hoang Lục Hợp Duy Ngã Độc Tôn Công[sửa | sửa mã nguồn]


Theo Thiên Long Bát Bộ, đây là võ công do tổ sư phái tiêu dao Tiêu Dao Tử sáng tạo ra chân truyền cho Thiên Sơn Đồng Lão. Bản chất của công phu này là cải lão hoàn đồng, làm cho cơ thể trẻ lại còn nội công thì tăng tiến. Người luyện Duy ngã độc tôn công mỗi 30 năm phải tiến hành cải lão một lần, mỗi lần lại mất thêm 30 ngày. Trong thời gian đó cơ thể sẽ tạm thời mất hết võ công, mỗi ngày đều phải uống máu tươi để điều hòa kinh mạch.



Theo truyện Anh hùng xạ điêu, Bích Ba Chưởng Pháp, khi đánh ra, chưởng thế như sóng, tuy nông cạn nhưng hàm chứa đạo lý cơ bản trong võ học của đảo Đào Hoa.



Theo truyện Hiệp khách hành, Bích Châm Thanh Chưởng là môn võ công của Tạ Yên Khách. Có thể chuyển nội lực là thứ vô hình, tích tụ vật chất thành một thứ hữu ích. Sau khi luyện thành công Bích Châm Thanh Chưởng, Tạ Yên Khách đã một mình đánh tan tổng đà bang Trường Lạc và đả thương Bối Hải Thạch.



Theo truyện Anh hùng xạ điêu, Bích Hải Triều Sinh Khúc là bài tiêu khúc của Đông Tà Hoàng Dược Sư. Bài Bích Hải Triều Sinh Khúc này có ma lực rất lớn. Khúc tiêu này mô phỏng biển cả mênh mông, vạn dặm phẳng lì, xa xa sóng biển từ từ tiến tới, càng gần càng mau, sau cùng thì cuồn cuộn dâng lên, sóng trắng như núi nối nhau, mà trong làn sóng thì cá nhảy kình bơi, trên mặt biển thì gió thổi âu bay, lại thêm yêu ma quỷ mị, quái vật giỡn sóng, thoắt thì núi băng trôi tới, thoắt thì biển nóng như sôi, biến ảo đủ vành, mà sau khi triều lui thì mặt nước phẳng lặng như gương, dưới đáy biển lại là những dòng chảy ngầm rất xiết, trong chốn không có tiếng động hàm chứa sự hung hiểm, càng khiến người nghe khúc nhạc này bất giác rơi vào chỗ mai phục, lại càng không thể đề phòng.



Càn Khôn Đại Na Di (乾坤大挪移) là bộ võ công tâm pháp thất truyền của Minh giáo nơi Tây Vực, sử dụng để di chuyển nội lực trong cơ thể, chuyển hướng các chiêu thức của kẻ địch, cũng có thể dùng để di chuyển vật nặng ngàn cân. Tất cả có 7 tầng (cấp độ), theo Kim Dung viết thì người có tư chất cao thì sẽ mất 7 năm để luyện xong một tầng, còn người có tư chất thấp thì là 14 năm. Người sáng tạo ra Càn Khôn Đại Na Di chỉ luyện được đến tầng thứ 6 còn tầng thứ 7 là hoàn toàn dựa vào trí tưởng tượng của người này nên có những chỗ không thể luyện được.

Càn Khôn Đại Na Di là bộ tâm pháp để lưu chuyển nội lực trong cơ thể nên nếu có nội công thâm hậu thì luyện tập rất dễ dàng còn nếu nội lực không đủ mà miễn cưỡng luyện tập sẽ rất dễ bị tẩu hỏa nhập ma. Giáo chủ Minh Giáo đời thứ 33 là Dương Đỉnh Thiên trong lúc luyện tầng thứ 4 thì vì chuyện tư tình của Thành Côn và phu nhân ông ta mà bị tẩu hỏa nhập ma dẫn đến cái chết. Dương Tả Sứ (Dương Tiêu) là sứ giả của Minh Giáo cũng chỉ luyện đến tầng thứ 2.

Giáo chủ Minh Giáo đời thứ 34 Trương Vô Kỵ trong một lần tình cờ đang đuổi theo Thành Côn đã tìm ra bí kíp võ học này. Nhờ có nội lực Cửu dương thần công cực kì thâm hậu nên đã tu luyện đến tầng thứ 7 chỉ trong 1 đêm. Cũng nhờ học được tâm pháp Càn khôn đại na di nên sau này chỉ trong thời gian ngắn Trương Vô Kỵ có thể hiểu hết võ công Ba Tư ghi trên Thánh hỏa lệnh.



Cáp Mô Công là môn võ công thượng thừa mà Tây Độc Âu Dương Phong đã sáng tạo ra và khổ luyện nhiều năm. Cáp Mô nghĩa là con cóc. Công phu này mô phỏng tư thế con cóc đang ngồi chuẩn bị nhảy. Cáp Mô Công của Âu Dương Phong chuyên lấy tĩnh chế động, toàn thân vận kình chứa thế, nén khí không phát, chỉ cần địch nhân ra chiêu tấn công sẽ lập tức phát đòn phản kích mãnh liệt không gì bằng.

Nếu kết hợp Tiên Thiên Công và Nhất Dương Chỉ có thể phá giải hoàn toàn công phu Cáp Mô Công. Người đâu tiên biết cả Tiên Thiên Công và Nhất Dương Chỉ là Vương Trùng Dương. Trước khi ông chết đã truyền lại Tiên Thiên Công cho Nhất Đăng hòa thượng từ đó Âu Dương Phong luôn coi Nhất Đăng là kẻ đại thù cần tiêu diệt.



Cửu Âm Chân Kinh (九陰真經) là tên gọi của một bộ võ công lần đầu xuất hiện trong bộ truyện Anh hùng xạ điêu (tiểu thuyết đầu tiên của bộ Xạ điêu tam khúc), qua lời kể của Lão Ngoan đồng Chu Bá Thông cho Quách Tĩnh nghe lý do tại sao mình bị Hoàng Dược Sư giam giữ trên Đào Hoa đảo. Theo lời kể của Lão Ngoan đồng, người viết nên Cửu Âm Chân Kinh là Hoàng Thường mà nguyên nhân sâu xa là từ những thù oán của Hoàng Thường với giới võ lâm.

Hoàng Thường vốn là một quan văn trong triều dưới thời đại vua Huy Tông triều Tống, theo lệnh của hoàng đế thu thập hết sách của Đạo gia 5481 quyển viết thành bộ sách Vạn thọ Đạo tàng (theo lời Chu Bá Thông thì việc này diễn ra vào năm Chính Hòa thứ năm, vua Huy Tông). Nhờ trí thông minh và kiên trì, Hoàng Thường đã học được toàn bộ các bí kíp võ học Đạo gia và trở thành một cao thủ võ lâm. Sau đó, theo lệnh của Huy Tông hoàng đế, Hoàng Thường dẫn quân đến tiêu diệt Minh Giáo, do lính triều đình quá kém cỏi nên quân của Hoàng Thường bị đại bại, nhưng ông cũng giết được một vài cao thủ và sứ giả của Minh Giáo. Sau đó Hoàng Thường bị người thân của các cao thủ mà ông đã giết cùng lúc kéo đến hỏi tội, Hoàng Thường giết được vài người, nhưng do kẻ thù quá đông ông không chống nổi, kết quả là cả nhà Hoàng Thường bị sát hại, chỉ một mình Hoàng Thường thoát nạn chạy lên núi ẩn náu quyết rèn luyện võ công cao cường để trả thù.

Sau một thời gian dài tu luyện và ngộ được đạo lý võ học, Hoàng Thường xuống núi với ý định trả thù nhưng ông nhận ra tất cả các đối thủ đều đã chết hết, thậm chí con cái đối thủ cũng đã già nua, Hoàng Thường hết ý định trả thù, nhưng tiếc những kiến thức võ học Đạo gia mà mình học được viết thành bộ Cửu âm chân kinh gồm 2 quyển: Quyển thượng bao gồm đạo lý thâm ảo của Đạo gia từ đó đúc kết thành bí kíp rèn luyện nội công căn bản, tiêu biểu đoạn mở đầu trong quyển Thượng có câu "Đạo của trời là cắt cái có thừa bù vào chỗ không đủ, cho nên hư có thể thắng thực, không đủ có thể thắng có thừa" lấy ý "Đạo trời lấy chỗ thừa mà đắp vào chỗ thiếu hụt" từ Đạo Đức Kinh của Lão Tử. Quyển hạ gồm các chiêu thức khắc địch và bảo vệ thân thể. Sau khi Hoàng Thường qua đời, Cửu âm chân kinh lưu lạc trong nhân gian khiến giới võ lâm tranh đoạt và gây ra sự chém giết để giành lấy bí kíp này.

Trước thời kỳ xảy ra những nội dung chính của câu chuyện trong tiểu thuyết Anh hùng xạ điêu, có năm người võ công cao siêu nhất cùng đấu với nhau trên đỉnh Hoa Sơn để tranh nhau Cửu âm chân kinh gồm Đông Tà Hoàng Dược Sư, Tây Độc Âu Dương Phong, Nam Đế Đoàn Trí Hưng, Bắc Cái Hồng Thất Công, và Trung Thần Thông Vương Trùng Dương. Võ công của Vương Trùng Dương cao nhất và giành được Cửu âm chân kinh. Ông định đốt sách để tránh chuyện tàn sát trong võ lâm, nhưng lại tiếc công người xưa nên giấu quyển sách đi. Trước khi chết, ông đã giao cho Lão Ngoan đồng Chu Bá Thông là sư đệ của mình đi giấu hai quyển sách ở hai nơi nhằm tránh cho quyển sách rơi vào tay kẻ xấu.

Trên đường đi giấu sách, Lão Ngoan đồng bị vợ Hoàng Dược Sư đánh lừa, dùng trí nhớ siêu phàm đọc lại một lần nhớ hết quyển hạ. Bà về viết lại cho chồng, nhưng Hoàng Dược Sư chưa tu luyện thì bị học trò là cặp vợ chồng Mai Siêu Phong, Trần Huyền Phong lấy trộm quyển hạ trốn đi, luyện ra những võ công âm độc (ví dụ như Cửu âm bạch cốt trảo...). Hoàng Dược Sư nổi giận đánh gãy chân các học trò còn lại và đuổi ra khỏi đảo Đào Hoa. Vợ Hoàng Dược Sư lúc đó mang thai cố gắng nhớ lại viết lại sách cho chồng nên bị kiệt sức và mất sau khi sinh con. Chu Bá Thông thấy vậy đến Đào Hoa đảo đòi sách và đánh nhau với Hoàng Dược Sư, thua trận bị nhốt trong động đá.

Vô tình từ những ân oán giữa Giang nam thất quái và vợ chồng Mai Siêu Phong khiến cho Quách Tỉnh có được nội dung Cửu âm chân kinh phần quyển hạ được ghi lại trên da bụng của Trần Huyền Phong. Khi Quách Tỉnh gặp Chu Bá Thông trên Đào Hoa đảo, Chu Bá Thông đã dạy cho Quách Tĩnh thuộc lòng cả bộ Cửu âm chân kinh và cũng vô tình đó, Chu Bá Thông cũng luyện thành và trở thành một nhân vật võ công cao nhất. Một phần của Cửu âm chân kinh viết bằng tiếng Phạn được Nhất Đăng đại sư dịch lại sang Trung văn. Sau này, Quách Tĩnh trở thành một cao thủ nhờ tu luyện Cửu Âm Chân Kinh.

Khi đến bộ Thần điêu hiệp lữ, Cửu âm chân kinh một lần nữa xuất hiện. Vương Trùng Dương trước khi chết đã ghi lại một phần nội dung Cửu âm chân kinh trong thạch động Hoạt tử nhân mà Dương Quá và Tiểu Long Nữ là hai người có duyên luyện được bí kíp này.

Cửu âm chân kinh được vợ chồng Quách Tĩnh, Hoàng Dung giấu trong kiếm Ỷ Thiên, được Chu Chỉ Nhược luyện tập. Thành tựu nhất trong truyện Ỷ Thiên Đồ Long Ký có lẽ là cô gái áo vàng, hậu nhân của Dương Quá và Tiểu Long Nữ.



Theo truyện Anh hùng xạ điêu, Cửu Âm Bạch Cốt Trảo vốn có tên là Cửu Âm Thần Trảo, là một trong nhiều môn võ công được ghi lại trong Cửu Âm Chân Kinh. Nổi danh nhất với võ công này là Hắc Phong Song Sát (Đồng Thi Trần Huyền Phong và Thiết Thi Mai Siêu Phong, 2 trong 6 đệ tử ban đầu của Đông Tà Hoàng Dược Sư). Ngoài Hắc Phong Song Sát ra chỉ có Dương Khang (đã bái Mai Siêu Phong làm sư phụ), Chu Chỉ Nhược phái Nga Mi và truyền nhân Thần điêu hiệp lữ (cô gái áo vàng trong Ỷ thiên đồ long ký) là có sử dụng võ công này.

Cửu Âm Bạch Cốt Trảo mà Chu Bá Thông truyền thụ cho Quách Tĩnh Chính là Cửu Âm Thần Trảo. Khi luyện Cửu Âm Thần Trảo thì chỉ dùng tay đánh vào vách đá để luyên tập, nhưng do Mai Siêu Phong cùng sư huynh Trần Huyền Phong ăn cắp được nửa quyển hạ Cửu âm chân kinh, sau đó tập luyện theo mà không hiểu yếu chỉ đạo gia trong khẩu quyết võ công nên khi luyện dùng tay đánh vào sọ người sống, khi luyện tập thường chất rất nhiều sọ người xung quanh nơi mình tập, từ đó được giới giang hồ gọi là Cửu Âm Bạch Cốt Trảo.

Quyển hạ Cửu Âm Chân Kinh viết:  "Năm ngón phát kình, không gì cứng không phá được, chụp vào đầu óc như xuyên vào đậu hũ". Câu "Chụp vào đầu óc" ý là tấn công vào chỗ yếu hại của địch nhân, Mai Siêu Phong lại tưởng là phải chụp vào đầu người thật nên lúc luyện công cũng theo đó mà làm.

Yếu chỉ của bộ Cửu Âm Chân Kinh này vốn là đường lối học theo tự nhiên của Ðạo gia, xua quỷ trừ tà để trường sinh dưỡng mệnh, há lại dạy người ta luyện thành võ công hung ác tàn nhẫn như thế sao?



Cửu Dương Chân Kinh (Cửu Dương Thần Công) là bí kíp võ thuật chỉ dẫn cách luyện nội công xuất hiện trong tiểu thuyết Ỷ Thiên Đồ Long ký của nhà văn Trung Quốc Kim Dung.

Cửu Dương Chân Kinh được ghi lại bên trong mép cuốn Lăng Già Kinh, được Giác Viễn thiền sư - một người gác Tàng kinh các trong Thiếu Lâm tự - phát hiện. Lăng Già Kinh là một quyển kinh Phật được viết bằng chữ Phạn của Đạt Ma sư tổ nên Giác Viễn cho rằng Cửu Dương Chân Kinh là của Đạt Ma sư tổ để lại. Trong những bản sửa đổi mới nhất của Kim Dung về Ỷ Thiên Đồ Long ký thì tác giả có nêu nguồn gốc của Cửu Dương Chân Kinh: "Vô Kỵ đem bốn quyển kinh thư từ đầu đến cuối đọc lại một lần, đọc xong quyển cuối cùng chàng thấy tác giả chân kinh tự thuật lại quá trình viết chân kinh. Y không nói tính danh, xuất thân, chỉ nói chính y không biết theo nho theo đạo hay theo tăng. Một hôm ở Tung Sơn đấu rượu thắng tổ sư phái Toàn Chân Vương Trùng Dương, được mượn đọc Cửu Âm Chân Kinh, mặc dù bội phục võ công tinh diệu trong kinh thư nhưng một mặt tôn sùng Lão Tử học, lại xem kinh thư chỉ thiên về lấy nhu thắng cương, lấy âm thắng dương, không bằng âm dương hòa hợp, vì thế ở bên lề bốn cuốn kinh Lăng Già lấy chữ Hán viết nên bộ Cửu Dương Chân Kinh do chính mình sáng chế, cảm thấy so với Cửu Âm Chân Kinh thuần âm thì có âm dương điều hòa, cương nhu trung hòa, hỗ trợ nhau. Trương Vô Kỵ bội phục sát đất đạo lí võ học không thiên lệch, nghĩ thầm bộ kinh này phải gọi là Âm Dương Hỗ Tế Kinh, nếu chỉ gọi là Cửu Dương Chân Kinh thì vẫn không khỏi thiên lệch."

Cửu Dương Chân Kinh lần đầu được nhắc đến là khi Giác Viễn thiền sư truy đuổi Doãn Khắc Tây và Tiêu Tương Tử đến Hoa Sơn ở phần cuối Thần điêu hiệp lữ. Doãn Khắc Tây và Tiêu Tương Tử trong khi tạm lánh ở Thiếu lâm tự đã ăn trộm bộ sách này và đã bị Giác Viễn truy đuổi để đòi lại. Tuy nhiên, hai người này đã khéo léo giấu bộ sách vào bụng con vượn trắng nên dù Giác Viễn được sự trợ giúp của Quách Tương và Trương Quân Bảo vẫn không thể tìm thấy và buộc phải quay về. Về sau, Doãn Khắc Tây và Tiêu Tương Tử bỏ trốn đến dãy Côn Luân thì đánh nhau để tranh giành bộ kinh đến mức cả hai cùng kiệt sức mà chết. Trước khi chết, họ có lời nhờ "Côn Luân tam thánh" Hà Túc Đạo chuyển lời đến Giác Viễn về sách là "Sách để trong hầu" (hầu chỉ con khỉ già) nhưng do kiệt sức phát âm không nổi, cộng thêm Hà Túc Đạo là người Tây Vực không hiểu tiếng Hán lắm nên nghe nhầm là "Sách để trong dầu" nên cả Giác Viễn lẫn Thiếu Lâm tự đều không hiểu và bộ sách đã gần như bị thất truyền.

Có nhiều người học được Cửu Dương Chân Kinh, nhưng chỉ có Giác Viễn và sau này là Trương Vô Kỵ học được toàn vẹn nguyên bản. Giác Viễn là một người mê đọc sách, khi gác Tàng Kinh Các của Thiếu lâm đã đọc hết các sách và vô tình đọc cả bộ Kinh Lăng Già. Vì đọc nhiều lần nên vô tình Giác Viễn đã rèn luyện Cửu Dương Chân Kinh và có trong mình nội công hùng hậu Cửu Dương Thần Công mà không hề hay biết. Do nhiều biến cố, Giác Viễn gặp nạn và trước khi qua đời đã đọc lại toàn bộ Cửu Dương Chân Kinh, lúc đó có mặt cả Trương Quân Bảo, Quách Tương (sau này lập nên phái Nga Mi) và Vô Sắc thiền sư của Thiếu Lâm, mỗi người ghi nhớ được một phần của bộ kinh này. Lúc đó ngộ tính, võ công và hiểu biết của ba người hoàn toàn khác nhau: Nếu xét về võ công thì Vô Sắc thiền sư cao hơn cả. Quách Tương là con gái của Quách Tĩnh và Hoàng Dung có sở học rộng nhất. Trương Quân Bảo (sau này là Trương Tam Phong) thì hoàn toàn không có căn cơ gì, nhưng theo Giác Viễn lâu nhất, được truyền thụ từ nhỏ nên có thể nói là được truyền thụ nhiều nhất. Trong ba phái Thiếu Lâm, Nga Mi, Võ Đang thì một phái được chữ "Cao", một phái được chữ "Bác", còn một phái được chữ "Thuần". Ba phái luyện Cửu Dương Chân Kinh mỗi đằng đều có sở trường, nhưng cũng có sở đoản.

Gần một trăm năm sau, Trương Vô Kỵ khi bị kẻ thù truy đuổi trên núi tuyết Côn Luân đã vô tình lạc vào thung lũng nơi ở của con vượn già có chứa kinh thư Cửu Dương Chân Kinh trong bụng. Ở đó, Vô Kỵ đã mổ bụng cứu con vượn già và đã học được toàn bộ nội công Cửu Dương Thần Công trong bộ sách này.

Nếu như Cửu Âm chân kinh (mang màu sắc Đạo gia và chú trọng âm nhu) là bí kíp hướng dẫn cách tu tập nội công và các chiêu số võ công thắng địch thì Cửu Dương Chân Kinh lại là bí kíp thuần túy tu luyện nội lực. Theo mô tả của Kim Dung trong Ỷ Thiên Đồ Long ký, khi luyện thành Cửu Dương Chân Kinh thì trong mình người học sẽ có được nội công Cửu Dương Thần Công hùng hậu vào loại bậc nhất mà không môn nội công nào khác có thể vượt qua. Cửu Dương Thần Công được xem là môn nội công chí dương trong thiên hạ, mang tính dương (nóng) nhưng do phát triển dựa trên Cửu Âm Chân Kinh nên có âm dương bổ trợ, cương nhu hòa hợp. Nội lực Cửu Dương Thần Công sinh ra gần như là liên miên bất tuyệt, có thể hóa giải được những nguồn nội công mang tính âm-hàn như Huyền Minh thần chưởng hay Huyễn Âm Chỉ, đồng thời phản kích lại tỉ lệ thuận với độ mạnh của lực tấn công bên ngoài. Cửu Dương Thần Công còn có thể giúp người luyện hoán gân chuyển cốt, khiến cơ thể bách độc bất xâm. Trương Vô Kỵ sau khi luyện thành Cửu Dương Chân Kinh đã đẩy được toàn bộ hàn độc của Huyền Minh thần chưởng đang đe dọa mạng sống của mình. Sau này cũng nhờ vào nội lực Cửu Dương Thần Công thâm hậu cùng tâm pháp nội công Càn khôn đại na di nên Vô Kỵ đã học được nhiều tuyệt kỹ võ công thượng thừa và ngộ ra nhiều đạo lý thâm sâu trong võ học, trở thành một cao thủ có võ công và nội lực tuyệt đỉnh.

Đối với bí kíp Cửu Dương Chân Kinh, Vô Kỵ sau khi luyện xong đã chôn bộ kinh trong hẻm núi và sau đó không ai còn nghe về hành trình của bộ sách này.



Theo truyện Anh hùng xạ điêu, Dã Hồ Quyền Pháp là tuyệt học bình sinh của Sâm Tiên Lão Quái Lương Tử Ông.

Năm xưa Lương Tử Ông đào sâm trên núi Trường Bạch thấy chó săn và chồn hoang đánh nhau trên mặt tuyết. Con chồn hoang giảo trá đa đoan, né đông lật tây vô cùng linh động, chó săn nanh móng tuy sắc bén nhưng đánh nhau hồi lâu vẫn không sao thủ thắng. Y nhìn thấy con chồn hoang nhảy nhót, trong lòng chợt ngộ, lập tức không đào nhân sâm nữa, bèn ở lại trong lều tranh trên núi tuyết vất vả suy nghĩ mấy tháng, sáng chế ra bộ Dã Hồ Quyền Pháp. Bộ quyền pháp này lấy bốn chữ Lanh, Nốt, Phác, Diệt làm yếu chỉ, đối phó với cường địch rất phù hợp, trước tiên khiến địch nhân không thể tiến tới cạnh mình, lách phải né trái, sau đó thừa cơ tập kích.



Theo truyện Anh hùng xạ điêu, Di Hình Hoán Vị là công phu của Quỷ Môn Long Vương Sa Thông Thiên dù gối không co, chân không nhích nhưng di chuyển rất nhanh.



Theo truyện Anh hùng xạ điêu, Di Hồn Đại Pháp là một môn võ trong Cửu Âm Chân Kinh, dùng sức mạnh tâm linh để điều khiển tâm thần đối phương, từ đó có thể khắc chế địch để thủ thắng. Trong thuật "Di hồn đại pháp" thì căn bản là lấy sự cảm ứng của tinh thần để khống chế đối phương. Nếu đối phương giữ được tinh thần trong suốt, không hề bị ngoại cảnh hay điều gì bên ngoài chi phối, thì thuật này không có hiệu lực lắm.



Theo truyện Anh hùng xạ điêu, Dịch Cân Đoản Cốt là một trong nhiều môn võ công được ghi lại trong Cửu Âm Chân Kinh.



Dịch Cân Kinh là môn võ công xuất hiện trong một số tiểu thuyết của Kim Dung như Thiên Long Bát Bộ, Tiếu ngạo giang hồ, Lộc đỉnh ký. Ngoài ra Dịch Cân Kinh cùng với Tẩy Tủy Kinh là một trong 2 môn công pháp trấn phái của Thiếu Lâm Tự.

Dịch Cân Kinh là nội công tối thượng do Đạt Ma sư tổ phải diện bích 9 năm mới sáng tạo ra, bản thân nó là kết tinh tinh hoa võ đạo của Đạt Ma. Bí kíp Dịch Cân Kinh được viết bằng tiếng Phạn khó hiểu, nhưng khi nhúng vào nước sẽ xuất hiện những hình ảnh một nhà sư tập những động tác tương tự như thuật yoga ngày nay. Người thường không hiểu tiếng Phạn khó luyện thành, chỉ có người có cơ duyên thấy được đồ hình mới may mắn thần công đại thành. Trong Thiên Long Bát Bộ thì bí mật này ngay cả chùa Thiếu Lâm cũng không biết, và ngay cả các cao tăng chữ Huyền cũng không ai tập được. Nhưng những tiểu thuyết có bối cảnh sau thời Tống đều nói rằng Thiếu Lâm luôn có cao thủ tập được Dịch Cân Kinh, điển hình là Phương Chứng trong Tiếu ngạo giang hồ. Theo đó có thể hiểu hoặc sau đó Thiếu Lâm đã khám phá ra đồ hình, hoặc đã có cao tăng phiên dịch chữ Phạn ra chữ Hán.

Tác dụng chính của Dịch Cân Kinh chính là: dịch cân tẩy tủy, làm dịch chuyển, thay đổi gân/ cơ/ xương, dùng để chỉ dẫn cách vận khí nhằm cường thân kiện thể, hóa giải sự xung đột của nhiều loại chân khí nếu chúng cùng tồn tại một lúc trong cơ thể điều này được ghi lại trong Tiếu ngạo giang hồ. Cuối cùng quan trọng nhất là tăng lên căn cốt cùng tư chất luyện võ của một người. Trong Thiên Long Bát Bộ, Dịch Cân Kinh được xem là môn nội công rất khó luyện thành, người luyện cần phải đạt đến cảnh giới Vô Ngã Vô Tướng trong Phật môn, nếu cưỡng cầu luyện có thể dẫn đến tẩu hỏa nhập ma như trường hợp của Cưu Ma Trí. Nhưng một khi đã luyện thành thần công thì người luyện sẽ trở thành một cao thủ có nội lực thượng thừa. Trong tiểu thuyết Kim Dung, Dịch Cân Kinh và Cửu Dương Thần Công được xem là hai môi nội công đứng đầu thiên hạ, chỉ có thể ngang nhau chứ không có hơn kém.



Theo truyện Anh hùng xạ điêu, Đạn Chỉ Thần Công là một trong những công phu của Đông Tà Hoàng Dược Sư. Loại công phu này sử dụng nội lực tích tụ vào lòng bàn tay, sau đó dùng ám khí hoặc những viên đá mà bắn ra. Khi bắn ra viên đá mang theo nội lực, nếu đối phương bị bắn trúng sẽ bị thương rất nặng.



Vinh Thái, Bang chủ Long Du Bang, đã xưng hùng xưng bá ở vùng Triết Nam (miền nam tỉnh Triết Giang), nhờ môn Đại Lực Ưng Trảo Công.



Theo truyện Anh hùng xạ điêu, Đại Thủ Ấn là võ công của Linh Trí Thượng Nhân, một nhân vật nổi tiếng trong phái Mật Tông ở Tây Tạng.



Đả Cẩu Bổng Pháp là một trong những tuyệt chiêu trấn phái của Cái Bang. Song hành cùng đó là "Hàng Long Thập Bát Chưởng". Đả cẩu bổng pháp là bộ bổng pháp (côn, gậy) chỉ có bang chủ đời trước đích thân truyền thụ cho bang chủ đời sau, là một loại côn pháp chí cao, bao đời Bang chủ Cái Bang nhờ nó mà nổi danh giang hồ. Đến đời Hồng Thất Công, bang chủ thứ 18 của Cái Bang, bộ bổng pháp này mới thực sự uy trấn, và đến đời Hoàng Dung - con gái của Đông Tà Hoàng Dược Sư thì được biết đến rộng rãi. Tuy nói Đả cẩu bổng pháp không được truyền cho người khác trừ các bang chủ nhưng Hồng Thất Công từng dạy nó cho Dương Quá.
Những cao thủ về bộ côn pháp này có thể kể đến như: Hồng Thất Công, Hoàng Dung, Tống Nguyên Ân (trưởng lão đời thứ 12 của Cái Bang)... Đả Cẩu Bổng Pháp có tổng cộng 36 chiêu, mỗi chiêu có nhiều thức biến hóa khác nhau tạo thành vô số chiêu thức tinh diệu. Đả Cẩu Bổng Pháp được thi triển theo đường lối "Tứ lạng bạt thiên cân" (Bốn lạng bạt ngàn cân), võ công được áp dụng theo 8 chữ khẩu quyết (bát tự quyết): Buộc, Đập, Trói, Đâm, Khều, Dẫn, Khóa, Xoay.

Nhà văn Kim Dung có nêu một số chiêu thức của Đả Cẩu Bổng Pháp:


  • Ác Cẩu Lan Lộ

  • Áp Kiên Cẩu Bối (khẩu quyết chữ Khóa)

  • Bát Cẩu Triều Thiên (chữ Khóa)

  • Bát Thảo Tầm Xà (chữ Đâm)

  • Bổng Đả Ác Cẩu (chữ Đập)

  • Bổng Đả Song Khuyển (chữ Đập)

  • Lục Phản Cẩu Điện (chữ Đâm)

  • Ngao Khẩu Đoạt Trượng (Cướp gậy từ tay địch nhân)

  • Phản Lục Cẩu Điện

  • Phản Tiệt Cẩu Đồn

  • Tà Đả Cẩu Bối

  • Thiên Hạ Vô Cẩu (chữ Xoay)

Độc Cô Cửu Kiếm (獨孤九劍) là một bí kíp kiếm thuật tối thượng xuất hiện trong bộ Tiếu ngạo giang hồ, bắt nguồn từ nhân vật không xuất hiện mang tên Độc Cô Cầu Bại và có hai nhân vật sử dụng thành thục là Phong Thanh Dương và Lệnh Hồ Xung. Độc cô cửu kiếm được coi là triết lý đặc sắc của Đạo gia đề cao việc sử dụng kiếm thuật một cách linh hoạt theo phương châm "Dùng vô chiêu thắng hữu chiêu".

Độc Cô Cửu Kiếm được tạo ra bởi Độc Cô Cầu Bại, nhân vật chưa bao giờ xuất hiện thật sự trong các tiểu thuyết của Kim Dung, mà chỉ xuất hiện qua các huyền thoại bởi lời kể của các nhân vật khác về một cao thủ có võ công đạt mức lư hỏa thuần thanh, đặc biệt là trình độ kiếm thuật "thiên hạ vô địch". Ông ta tung hoành giang hồ suốt một đời mà chưa từng bị thất bại, không tìm được đối thủ của mình. Ông ta cô độc cho đến chết mà chỉ mong được một lần bại trận bởi đối thủ nên có tên là Độc cô cầu bại. Tuy nhiên, đôi khi cũng có thể hiểu chính những người sử dụng Độc Cô Cửu Kiếm là những "Độc cô cầu bại". Nhân vật Độc cô Cầu bại xuất hiện qua lời kể của Phong Thanh Dương trong tiểu thuyết Tiếu ngạo giang hồ và trong tiểu thuyết Thần điêu hiệp lữ khi con thần điêu (người bạn còn sống sót của Độc cô Cầu bại) đưa Dương Quá đến mộ Độc cô cầu bại và qua đó học được triết lý kiếm thuật của Độc cô.

Trong tiểu thuyết Tiếu ngạo giang hồ, theo lời của Phong Thanh Dương thì "Độc cô cửu kiếm" có 9 nguyên lý chính:


  • Tổng quát thức: Là các quy luật chung, các quy tắc biến hóa trong kiếm thuật: di chuyển, quan sát, tấn công... Các biến hóa trong tổng quát thức dựa trên các quy luật biến hóa của bát quái trong Kinh Dịch với 360 cách biến hóa.

  • Phá kiếm thức: Là các quy tắc phá giải tất cả các loại kiếm pháp.

  • Phá đao thức: Các quy tắc phá tất cả các loại đao pháp, từ đơn đao, song đao, đại đao, liễu diệp đao, quỷ đầu đao, trảm mã đao...

  • Phá thương thức: Quy tắc tấn công các đối thủ sử dụng thương, kích, côn, bổng, trượng, gậy...

  • Phá tiên thức: Hóa giải cương tiên, cương thích, trủy thủ, thiết bài, thiết giản, điểm huyệt...

  • Phá sách thức: Phá trường sách, nhuyễn tiên, tam thiết côn, thiết liễn, lưu tinh trùy...

  • Phá chưởng thức: Hóa giải các loại võ công sử dụng trực tiếp chân, tay, công lực. Bao gồm các loại quyền, cước, đoản đả, cầm nã, trảo thủ, chỉ pháp, chưởng pháp... "Ðối phương dám để tay không địch với trường kiếm thì dĩ nhiên võ công họ đã cao thâm ghê gớm. Ðại phàm những tay cao thủ võ học, võ công đến mực thượng thặng thì trong tay có binh khí hay không cũng chẳng xa nhau là mấy."

  • Phá tiễn thức: Dùng để phá các loại mũi tên, ám khí... "Muốn luyện thức này thì trước hết phải học nghe tiếng gió để phân biệt là ám khí gì ở phương nào bắn tới. Chẳng những chỉ dùng trường kiếm để gạt mọi thứ ám khí của địch nhân bắn tới mà còn mượn sức của đối phương để phản kích lại, tức là dùng món ám khí của địch nhân bắn tới để bắn ngược lại địch nhân." Một minh họa điển hình của chiêu thức này là Lệnh Hồ Xung dù mất hết nội lực vẫn sử dụng một chiêu kiếm xuất thần đâm mù mắt 15 đại cao thủ vây quanh.

  • Phá khí thức: Dùng để hóa giải các đối thủ có nội công đã đến mức thượng thừa. Theo Phong Thanh Dương thì thức này rất trừu tượng và khó luyện, Lệnh Hồ Xung chưa sử dụng lần nào trong suốt bộ tiểu thuyết. Lúc dạy cho Lệnh Hồ Xung thì Phong Thanh Dương chỉ truyền thụ khẩu quyết, ông cũng nói rằng Lệnh Hồ Xung cần phải rèn luyện thức này thêm 20 năm nữa mới có thể sử dụng và tranh hùng với cao thủ trong thiên hạ.

Không ai rõ Phong Thanh Dương học Độc cô cửu kiếm qua người nào, chỉ biết ông ta là một truyền nhân của triết lý Độc Cô Cầu Bại với kiếm thuật Độc cô cửu kiếm thần kỳ tung hoành trên giang hồ khi trai trẻ. Đồng thời, Phong Thanh Dương là người phát triển lý luận của Độc cô cửu kiếm đến trình độ tối thượng: "Chiêu số là phần tĩnh, người phát chiêu mới là động. Chiêu số tĩnh phá giải kỳ tuyệt đến đâu mà khi gặp chiêu số động liền chịu bó tay, vì vậy người học võ luôn cần nghĩ đến chữ động.... Luyện võ và sử chiêu linh động mới chỉ là bước đầu, luyện đến trình độ ra tay không còn chiêu thức mới tiến vào trình độ tuyệt luân. Theo người thì những chiêu luyện tới chỗ tối cao là không tài nào phá giải được. Ý nghĩ đó chỉ đúng có một điểm là chiêu thức dù có cao đến đâu mà để đối phương tìm thấy đường lối là có thể nhận ra kẽ hở phá mình ngay. Còn như đã không có chiêu thức thì địch nhân còn phá vào đâu?"

Theo Phong Thanh Dương, Độc cô cửu kiếm đòi hỏi người sử dụng kiếm phải sử dụng chiêu thức biến hóa liên tục như nước chảy mây trôi, tùy theo sự thay đổi của đối thủ mà điều chỉnh lại chiêu thức của mình, lấy sự tấn công làm phòng thủ. Độc cô cửu kiếm tối kị tính học thuộc mà đòi hỏi một chữ Ngộ và khi đó thì dù có quên thì lại càng phát huy khả năng phong phú của kiếm thuật.

Với những lý luận này, Độc cô cửu kiếm đã thoát ra khỏi sự hạn hẹp của kiếm thuật, mà đã trở thành triết lý sống của Phong Thanh Dương cũng như Lệnh Hồ Xung, và trở thành một triết lý đặc sắc của Tiếu ngạo giang hồ. Triết lý này đề cao sự tự do, sống và hành động linh hoạt phù hợp với các quy luật tự nhiên, phát huy sự sáng tạo và hạn chế sự dập khuôn máy móc.

Năm 2006, trên thị trường có xuất hiện bộ tiểu thuyết Độc Cô Cửu Kiếm.[1]



Lã Nhị tiên sinh chỉ cậy có thế võ Hạc Hình quyền mà khắp Giang Nam và Giang Bắc không ai địch nổi.

Hai bàn tay tượng trưng đôi cánh hạc dùng để bổ và đập đối phương. Còn hai chân một thẳng một co lại, bỗng dài bỗng ngắn, tựa như bạch hạc lúc tranh đấu đá và đạp vậy.



Hàn băng chưởng là một môn võ công do Tả Lãnh Thiền trưởng môn phái Tung Sơn sáng tạo trong Tiếu ngạo giang hồ. Môn võ công này dựa vào phối hợp với hàn băng chân khí mà sử dụng có tác dụng dùng hàn băng kình đánh vào thân thể và kinh mạch đối thủ làm đóng băng kinh mạch đối thủ. Tả Lãnh Thiền sáng tạo môn võ công này là vì khắc chế Hấp Tinh Đại Pháp của Nhậm Ngã Hành.



Giáng long thập bát chưởng (Eighteen Subduing Dragon Palms) là tên một loại tuyệt kỹ võ công xuất hiện trong truyện kiếm hiệp của Kim Dung, được mô tả trong loạt truyện kiếm hiệp gồm Thiên Long bát bộ và Xạ điêu tam bộ khúc (Anh hùng xạ điêu, Thần điêu hiệp lữ và Ỷ thiên Đồ long ký). Giáng long thập bát chưởng là một trong 2 tuyệt kĩ của Cái Bang bên cạnh "Đả cẩu bổng pháp".

Đả cẩu bổng pháp là bộ bổng pháp (côn, gậy) chỉ có bang chủ đời trước đích thân truyền thụ cho bang chủ đời sau, còn giáng long thập bát chưởng thì chỉ có những đệ tử cái bang từ hàng 9 túi trở lên lập được đại công mới được truyền dạy và mỗi người chỉ được dạy một vài chiêu chứ không được học hết cả pho chưởng pháp, ngoại trừ các đồ đệ truyền nhân của bang chủ.

Theo truyện Anh hùng xạ điêu, giáng long thập bát chưởng đã vang danh thiên hạ từ lâu, song đến đời Hồng Thất Công, bang chủ thứ 18 của Cái Bang và đến đời Quách Tĩnh (đồ đệ của Hồng Thất Công) thì mới được biết đến rộng rãi nhất.

Theo truyện Thiên long bát bộ, trước thời Hồng Thất Công có một nhân vật làm cho giáng long thập bát chưởng đi vào huyền thoại là Tiêu Phong, một nhân tài kiệt xuất của Cái Bang. Với tấm lòng hào hiệp, cương trực chính nghĩa, Tiêu Phong đã đưa giáng long thập bát chưởng trở thành một môn chưởng pháp danh bất hư truyền.

Nhưng theo truyện Hỏa Long Thần Cái, trước cả thời Tiêu Phong thì người làm cho Hàng Long Thập Bát Chưởng vang danh thiên hạ là Hỏa Vinh, một đệ tử ngoại lai của Cái Bang. Với ý chí mạnh mẽ không chịu khuất phục cường địch, cùng nội lực phi thường Hỏa Vinh cùng với Hàng long thập bát chưởng đã quấy động cả 1 vùng núi Ma giáo.

Sau này đến truyện Ỷ thiên Đồ long ký thì có viết như sau: "Cái Bang thần công Hàng Long Thập Bát Chưởng, trong thời Bắc Tống vốn là 28 chưởng, lúc ấy bang chủ Tiêu Phong võ công cái thế, lại vì thân phận người Khất Đan nên bị trục xuất khỏi bang, ông đơn giản hóa, đem 28 chưởng giảm mười chưởng, trở thành Hàng Long Thập Bát Chưởng, do nghĩa đệ Hư Trúc Tử Linh Thứu Cung thay mặt truyền lại, cứ thế nhiều thế hệ truyền lại. Đến những năm cuối triều đại Nam Tống, tuy bang chủ kế vị bang Gia Luật Tề được nhạc phụ Quách Tĩnh truyền thụ toàn bộ chưởng pháp, nhưng sau này bang chủ tiếp nhậm Cái Bang, do căn cơ không tốt, nhiều nhất cũng chỉ học được đến 14 chưởng. Đến đời bang chủ Cái Bang Sử Hỏa Long thì chỉ còn học được 12 chưởng". Sau khi Sử Hỏa Long chết, cùng với sự suy vi của Cái Bang, bộ chưởng pháp này coi như bị thất truyền.

Theo Kim Dung, Hàng long thập bát chưởng là võ công chí cương của thiên hạ, bao đời Bang chủ Cái Bang nhờ nó mà thành danh giang hồ, uy lực tùy theo người sử dụng. Chiêu thức của bộ chưởng pháp này bao gồm:


  1. Phi long tại thiên (飛龍在天 - Fēi long zài tién) hào Cửu ngũ của quẻ Kiền, có nghĩa: "rồng bay lên trời". Khí dương đã phát huy rực rỡ, hoặc con người đã khai mở được bản tâm để phát huy diệu dụng.

  2. Kiến Long Tại Điền (見龍在田 - Jiàn long zài tiàn) lời hào Cửu nhị của quẻ Kiền, có nghĩa là: "con rồng đã hiện ra trên mặt ruộng". Lúc này khí dương bắt đầu được khai mở.

  3. Hồng Tiệm Vu Lục (鴻漸於陸 - Hóng jiàn wū lù) lời hào Cửu tam quẻ Tiệm, có nghĩa "con chim hồng dần bay đến đậu trên gò đất". Quẻ Tiện còn có tên là Phong sơn tiệm, do được tạo thành bởi quẻ Cấn (là núi) ở dưới và quẻ Tốn (là gió) ở trên. Ý nghĩa tượng trưng của Hồng tiệm vu lục là hào Cửu tam có vị trí trên cùng của quẻ Cấn, là hào dương xử ở ngôi dương, cương kiện năng tiến, do đó mới có tượng "con chim hồng dần bay lên đậu trên gò đất".

  4. Tiềm Long Vật Dụng (潛龍勿用 - Qián long wù yòng) lời hào Sơ cửu của quẻ Kiền, có nghĩa là: "như con rồng còn đang ẩn náu; không nên dùng". Khi khí dương còn đang tiềm tàng, hoặc bản thể của tâm chưa được phát lột thì không nên hành động.

  5. Kháng Long Hữu Hối (亢龍有悔 - Kàng long yǒu huǐ) lời hào Thượng cửu của quẻ Kiền, có nghĩa: "Rồng bay quá cao ắt sẽ hối hận". Hào dương ở ngôi cao nhất của quẻ thuần dương, như để tâm chìm đắm vào chỗ lưu đãng, hư huyền xa rời mất cõi nhân sinh, ắt sẽ hối hận. Dùng Cang long hữu hối phải có phát có thu, lực đánh ra 10 phần, lưu lại 20 phần.

  6. Lợi Thiệp Đại Xuyên (利涉大川 - Lì shè dà chuān) có nghĩa: "có lợi trong việc lội qua sông lớn", đây là lời thường dùng trong các quái từ, hào từ của Kinh Dịch. "Đại xuyên" là sông lớn, thường được dùng để ví với sự gian nan hiểm trở.

  7. Đột Như Kỳ Lai (突如其來 - Tū rú qí lái) lời hào Cửu tứ quẻ Ly, có nghĩa: "thình lình ập tới". Trong hào Cửu tam thì sự đe dọa đã bắt đầu hiện ra dưới hình thức ngọn cầu vồng lấn át ánh nắng chiều, và đến hào Cửu tứ thì đột ngột chuyển thành hiện thực.

  8. Chấn Kinh Bách Lý (震驚百里 - Zhèn jīng bǎi lǐ) lời quái từ và lời thoán truyện của quẻ Chấn, có nghĩa: "tiếng sấm động vang xa hàng trăm dặm".

  9. Hoặc Dược Vu Uyên (或躍於淵 - Huò yuè wū yuān) hào Cửu tứ của quẻ Kiền, có nghĩa: "hoặc nhảy vào vực thẳm". Đây là bước rẽ quyết định, con người từ bỏ thế giới rạch ròi của lý trí để đi vào thế giới huyền vi của tâm thức.

  10. Song Long Thủ Thủy (雙龍取水 - Shuāng long qǔ shuǐ) Chúng tôi chưa tra cứu được xuất xứ, có lẽ tác giả chỉ thuận tay dùng các thành ngữ quen thuộc trong kho tàng văn học Trung Quốc mà đặt tên, theo kiểu các chiêu "Giao long hỷ thủy", "Lưỡng long tranh châu"... thường gặp các tiểu thuyết võ hiệp chứ không phải là câu được chọn ra từ Kinh Dịch.

  11. Ngư Dược Vu Uyên (魚躍於淵 - Yú yuè wū yuān)

  12. Thời Thừa Lục Long (時乘六龍 - Shí shèng liù long)

  13. Mật Vân Bất Vũ (密雲不雨 - Mì yún bù yǔ) Thanh phong từ lai, bái nhiên hữu vũ.

  14. Tổn Tắc Hữu Phu (損則有孚 - Sǔn zé yǒu fú)

  15. Long Chiến Vu Dã (龍戰於野 - Long zhàn wū yě) lời hào Thượng lục của quẻ Khôn có nghĩa: "rồng đánh nhau nơi hoang dã". Âm đã đến lúc cực thịnh nên tranh nhau với Dương.

  16. Lữ sương băng chí (履霜冰絰 - Lǚ shuāng bīng dié) Sơn vũ dục lai, lữ sương băng chí, tên đầy đủ là "lữ sương, kiên băng chí", lời hào Sơ lục quẻ Khôn, có nghĩa: "dẫm trên sương, thì biết băng dày sắp đang tới". Đây là tượng của khí âm mới sinh.

  17. Đê Dương Xúc Phiên (羝羊觸藩 - Dī yáng chù fān)

  18. Thần Long Bãi Vĩ (神龍擺尾 - Shèn long bǎi wěi) Nguyên trong Kinh Dịch không có câu này, mà chỉ có câu "Lý hổ vĩ, điệt nhân, hung" của hào Lục tam quẻ Lý, có nghĩa "đi sau cọp, đạp đuôi cọp, bị nó quay lại cắn, nguy hiểm". Kim Dung giải thích tên chiêu này được lấy từ câu trên, để tả khí thế mạnh mẽ và hung dữ của chiêu thức. Người đời sau thấy chữ "hổ" không hợp trong môn chưởng pháp "hàng long" nên đổi thành "Thần long bãi vĩ".

Hỏa Diễm đao là độc môn tuyệt học võ công của Cưu Ma Trí, có thể đem nội lực ngưng tụ trên bàn tay sau đó đánh ra ngoài dùng hư kình đả thương đối thủ có chút tương tự như Lục Mạch Thần Kiếm nhưng không sánh bằng.



Huyền Minh thần chưởng xuất hiện trong tiểu thuyết Ỷ thiên Đồ long ký, công phu này được Bách Tổn đạo nhân sử dụng, được cho là đã thất truyền, nhưng lại xuất hiện hai người có khả năng sử dụng là Huyền Minh nhị lão.

Huyền Minh thần chưởng được xem là môn võ công âm hàn độc địa nhất trong tiểu thuyết Kim Dung. Người trúng chưởng bị dấu vết của chưởng lực màu đen sẫm in trên người, lạnh buốt toàn thân, độc tính dần lan vào ngũ tạng, không thuốc gì chữa được.

Muốn chữa Huyền Minh thần chưởng chỉ có một cách duy nhất là luyện toàn bộ nội công trong Cửu Dương chân kinh.



Theo truyện Anh hùng xạ điêu, Không Minh Quyền là quyền thuật chí nhu trong thiên hạ. Chu Bá Thông ở trong động trên đảo Ðào Hoa mười lăm năm, sáng chế Không Minh Quyền theo Đạo Đức Kinh. Trong Đạo đức kinh có câu:

- Binh mạnh ắt sẽ bị diệt, gỗ cứng ắt sẽ bị gãy. Cứng mạnh ở dưới, mềm yếu ở trên.

Lại nói:

- Trong thiên hạ không gì mềm yếu bằng nước, nhưng vật gì cứng mạnh cũng không thắng được, không gì chuyển dịch được. Yếu thắng mạnh, nhu thắng cương, thiên hạ ai cũng biết nhưng không ai làm được.

Lão Ngoan Đồng Chu Bá Thông đem bảy mươi hai lộ Không Minh Quyền giảng giải cho Quách Tĩnh:

- Lộ thứ nhất Không Uyển Thịnh Phạn

- Lộ thứ hai Không Ốc Trú Nhân

-...

Mười sáu chữ khẩu quyết là:

- Không mông động tùng (Tùng là lúc ra quyền thì lực đạo phải trống rỗng, không tốn một chút sức lực nào, nếu tốn sức thì lại không được)

- Phong thông dung mộng (Mộng là quyền chiêu phải mờ mịt)

- Xung cùng trung lộng

- Đồng dung cung trùng (Trùng là thân hình phải mềm nhuyễn như con sâu)

Yếu quyết Không Minh Quyền vốn là:

- Nhờ rỗng mà sáng

- Cương thì không lâu

- Nhu thì khó giữ


Kim Cương Bất Hoại Thể Thần Công[sửa | sửa mã nguồn]


Kim Cương Bất Hoại Thể Thần Công là một môn võ công được nhắc đến trong các truyện Thiên Long Bát Bộ, Ỷ Thiên Đồ Long Ký và Lộc đỉnh ký. Trong tiểu thuyết Kim Dung thì môn võ này là một trong năm đại thần công của Phái Thiếu Lâm.

Trong Thiên Long Bát Bộ và Lộc đỉnh ký, Kim Cương Bất Hoại Thể Thần Công được các nhân vật nhắc đến như là một môn võ công thượng thừa tuyệt luân, kinh hãi thế tục, chỉ có trong truyền thuyết chưa một ai có thể luyện thành. Người ta đồn rằng người nào luyện thành Kim Cương Bất Hoại Thể Thần Công thì thân thể sẽ cứng như tường đồng vách sắt, có thể chống lại mọi tác động đến từ nội ngoại công của đối phương, khiến cơ thể đao thương bất nhập, không ai đả thương được mình.

Trong Ỷ Thiên Đồ Long Ký, Kim Cương Bất Hoại Thể Thần Công được nhắc đến qua lời kể của Tạ Tốn, lúc Tạ Tốn dùng Thất Thương Quyền đánh vào người Không Kiến thần tăng (cũng là người duy nhất luyện thành Kim Cương Bất Hoại Thể Thần Công trong tất cả các bộ truyện của Kim Dung). Qua lời kể thì mỗi đòn quyền của Tạ Tốn đánh ra, Không Kiến thần tăng đều tiến lên một bước, dùng cơ thể mình đỡ trực tiếp quyền của Tạ Tốn, khiến cho kình lực của đòn đánh phản lại vào chính cơ thể Tạ Tốn, lực đánh ra càng mạnh thì sức phản chấn càng mạnh.

Kim Cương Bất Hoại Thể Thần Công có nhược điểm là mỗi lần vận thần công thì không được mở miệng nói chuyện. Tuy thần công có thể trải khắp toàn thân nhưng trên cơ thể thì ngực là nơi chịu lực tốt nhất, cũng là nơi tạo ra sức phản kích mạnh nhất.



Kim Cương Phục Ma Khuyên là một môn trận pháp võ công từng xuất hiện trong Ỷ Thiên Đồ Long ký do ba vị cao tăng Thiếu Lâm là: Độ Ách, Độ Kiếp, Độ Nạn đã từng cùng nhau sử dụng. Trương Vô Kỵ vì cứu Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn đã từng ba lần chiến Kim Cương Phục Ma Khuyên.

Trận đầu tiên do Trương Vô Kỵ một mình xông trận nhưng không thể phá trận mà còn suýt chết, cho đến lúc nói ra ân oán giữa Tạ Tốn và Thành Côn khiến cho Độ Ách nghi ngờ nên mới thoát khỏi. Trận thứ hai do Trương Vô Kỵ, Dương Tiêu, Ân Thiên Chính ba người hợp lực phá trận, kết quả cũng không phá được, Ân Thiên Chính còn bị hao tổn hết tinh lực mà chết. Trận thứ ba do Trương Vô Kỵ cùng Chu Chỉ Nhược hợp lực phá giải Kim Cương Phục Ma Khuyên nhưng Chu Chỉ Nhược công lực quá kém nên không giúp gì được, sau đó Trương Vô Kỵ phải dùng mưu đánh gãy những cây tùng khiến cho Độ Ách, Độ Kiếp, Độ Nạn mất chỗ ẩn thân, từ đó Kim Cương Phục Ma Khuyên không thể tiếp tục sử dụng được, 3 người phải chuyển sang đấu nội lực cùng Trương Vô Kỵ. Tam vị thần tăng sau đó đã nói rằng Trương Vô Kỵ không thể phá trận, mà họ cũng không thể đánh bại Trương Vô Kỵ.



Theo truyện Anh hùng xạ điêu, Kim Long Tiên Pháp là công phu của Mã Vương Thần Hàn Bảo Câu, một trong Giang Nam Thất Quái.



Theo truyện Bích huyết kiếm, Viên Thừa Chí đã dùng tuyệt kỹ Thiên Thủ Quan Âm Thâu Vạn Báu trong Kim Xà Bí Kíp để bắt Liên Hoàn Thập Nhị Phi Đao do Ôn Minh Thi của Thạch Lương phái phóng ra.

Trong Kim Xà Bí Kíp, Viên Thừa Chí còn học được những môn võ như là:

- Kim Xà Du Thân Chưởng

- Kim Xà Cầm Hạc quyền

Kim Xà Bí Kíp là di vật của Kim Xà Lang Quân Hạ Tuyết Nghi.



Theo truyện Anh hùng xạ điêu, Kỳ Môn Ngũ Chuyển là một công phu mà Đông Tà Hoàng Dược Sư luyện tập hơn mười năm mới thành công.



Theo truyện Anh hùng xạ điêu, Khô Mộc Thiền Sư truyền thụ La Hán Đao Pháp cho Lục Quán Anh. Lục Quán Anh là con Lục Thừa Phong ở Quy Vân Trang cạnh Thái Hồ. Lục Thừa Phong là đệ tử của Đông Tà Hoàng Dược Sư, đảo chủ đảo Đào Hoa.



La Hán Phục Ma Thần Công là môn võ công xuất hiện trong truyện Hiệp khách hành, đây là một môn nội công tối thượng thừa của Phật môn, được một vị cao tăng Thiếu Lâm sáng lập ra.

La Hán Phục Ma Thần Công nguyên là một bộ tượng Phật gồm 18 pho tượng gỗ màu đen, mỗi pho tượng gỗ là một vị La Hán, mỗi tượng La Hán lại có một vẻ mặt biểu thị những sắc thái hỉ nộ ái ố khác nhau. Trên mình các tượng gỗ đều vẽ những đường chỉ đen dạy cách vận động chân khí nội lực đi đến các huyệt đạo trên cơ thể. Muốn luyện La Hán Phục Ma Thần Công thì bước đầu tiên người luyện cần phải có một căn cơ nội lực thật thâm hậu để trấn áp tâm thần về nguyên vị, tư chất cũng cần phải thông minh để có thể thông tỏ được những biến hóa thiên hình vạn trạng của môn tuyệt kỹ này, đồng thời trong lúc luyện công phải bỏ hết tạp niệm thì công cuộc tu luyện mới đạt hiệu quả.

Trong Hiệp khách hành, nhân vật Thạch Phá Thiên (Cẩu Tạp Chủng) nhờ có căn cơ nội lực thâm hậu do cơ duyên hai luồng nội lực âm dương hòa hợp, lại có được tư chất thông minh, chất phác nên đã nhanh chóng luyện thành La Hán Phục Ma Thần Công, từ đó Cẩu Tạp Chủng trở thành nhân vật có nội lực tuyệt đỉnh cổ kim không ai sánh bằng.



Theo truyện Anh hùng xạ điêu, Lan Hoa Phất Huyệt Thủ là một môn thủ pháp điểm huyệt của Đông Tà Hoàng Dược Sư, đảo chủ đảo Đào Hoa. Con gái Hoàng Dược Sư là Hoàng Dung cũng sử dụng công phu này.



Lăng Ba Vi Bộ (凌波微步) là một loại võ công bộ pháp thượng thừa trong truyện Thiên Long Bát Bộ của Kim Dung. Đây là một môn võ học của phái Tiêu Dao được Đoàn Dự phát hiện tại núi Vô Lượng - nước Đại Lý. Đoàn Dự sau khi chạy nhầm vào cấm địa Vô Lượng ngọc bích của Vô Lượng kiếm phái, sau đó vì bị người truy đuổi và không cẩn thận nên té xuống vách núi, may mắn không chết rồi phát hiện một hang động. Ở đây, chàng tìm thấy một căn phòng đã lâu không có người ở và thấy được một pho tượng mỹ nữ được điêu khắc bằng ngọc. Sau đó, Đoàn Dự dập đầu một ngàn lần theo lời yêu cầu được ghi dưới pho tượng và tìm thấy được quyển trục ghi bí kíp võ công là Bắc Minh Thần Công và Lăng Ba Vi Bộ được giấu trong bồ đoàn.

Lăng Ba Vi Bộ là môn bộ pháp dựa vào Chu Dịch 64 quẻ phương vị mà diễn biến thành. Lúc chiến đấu dựa vào bộ pháp này khiến cho đối thủ không có cách nào đánh trúng bản thân. Mặt khác Lăng Ba Vi Bộ có thêm một loại công dụng là khi bước chân chạy hết 64 quẻ tức là đúng một chu thiên thì nội tức cũng đã vận chuyển được một vòng. Vì vậy mỗi khi đi một vòng thì nội lực lại có tiến triển.


Lạc Anh Thần Kiếm Chưởng (Đào Hoa Lạc Anh Chưởng)[sửa | sửa mã nguồn]


Theo truyện Anh hùng xạ điêu, Lạc Anh kiếm pháp là một bộ kiếm pháp của một môn phái mà trước kia Đông Tà Hoàng Dược Sư theo học. Đông Tà trước khi lấy mẹ của Hoàng Dung đã từng có một người yêu là con gái của sư phụ mình, do có mâu thuẫn với sư phụ của mình nên sư phụ ông không gả con gái cho Đông Tà, vì quá buồn nên cô con gái của sư phụ Đông Tà đã tự sát, Đông Tà trong lúc giận dữ đã xóa sổ môn phái mà mình đã theo học, và lấy bộ kiếm pháp Lạc Anh làm võ thuật riêng của mình. Trong bản sửa đổi năm 2003, Kim Dung đã đổi tên Lạc Anh Thần Kiếm Chưởng thành Đào Hoa Lạc Anh Chưởng.



Theo truyện Anh hùng xạ điêu, Tây Độc Âu Dương Phong tiềm tâm khổ luyện được bộ Linh Xà Quyền Pháp, uốn lượn theo thân hình loài rắn. Thân rắn tuy có xương nhưng cũng như không xương, có thể quăng khắp bốn phương tám hướng tùy ý, vì vậy yếu chỉ của pho quyền pháp này là ở chỗ cánh tay tựa hồ có thể cong được ở những chỗ không cong được, địch nhân chỉ cho rằng đưa tay gạt đỡ là xong, nào ngờ càng vào gần thì đột nhiên sẽ có một quyền từ phương vị không ngờ đánh tới. Muốn cánh tay có thể mềm mại uốn khúc tùy ý thì không thể, nhưng phương vị phát quyền thì không dễ nghĩ ra, trong con mắt địch nhân thì cánh tay của mình quả thật linh động như con rắn.



Theo truyện Thần điêu đại hiệp, Long Tượng Bát Nhã Công là môn công phu bí truyền của phái Mật Tông ở Tây Tạng. Mỗi đòn Long Tượng Bát Nhã Công đánh ra bằng đại lực của mười con voi mười con rồng. Môn võ công này tuy có thiên hướng phật môn nhưng lại có nhược điểm luyện tầng càng cao, sát ý càng mạnh, càng khó nắm bắt được tâm tính của bản thân. Nếu không thể khống chế được bản thân, thần công sẽ trở thành tà công.
Long Tượng Bát Nhã Công gồm có 13 tầng. Tầng thứ nhất dễ hơn cả, dù là người ngu dốt, chỉ cần một, hai năm cũng luyện thành. Tầng thứ hai khó gấp đôi tầng thứ nhất, tốn ba, bốn năm luyện tập. Tầng thứ ba khó gấp đôi tầng thứ hai, tốn bảy, tám năm. Cứ thế càng về sau càng khó hơn, thường thường tốn ba chục năm khổ luyện. Mười ba tầng Long Tượng Bát Nhã Công chưa có ai luyện được đến tầng thứ mười. Môn công phu này tuần tự tiệm tiến, về lý vốn ai cũng có thể luyện xong. Nếu có người thọ vài trăm tuổi, thể nào cuối cùng cũng luyện thành. Chỉ duy nhất Kim Luân pháp vương là có thành tựu cao nhất đạt đến tầng thứ 10 có thể sánh ngang với các cao thủ nhất đẳng nhất như Nhất Đăng đại sư, Chu Bá Thông,...



Lôi Trấn Kiếm Pháp của phái Thạch Lương tất cả có ba mươi sáu miếng, miếng hư là chớp nhoáng trước khi lôi trấn, khiến cho kẻ địch tối tăm mặt mũi, rồi tiếp theo đó mới tấn công mạnh như sấm sét vậy.



Theo truyện Anh hùng xạ điêu, Lục Hợp Thông Tý Quyền Pháp là công phu của Thiết Chưởng Thủy Thượng Phiêu Cừu Thiên Nhận bang chủ Thiết Chưởng Bang ở Trường Giang.



Lục mạch thần kiếm danh xưng "Thiên hạ đệ nhất kiếm khí", là tên một loại tuyệt kỹ võ công xuất hiện trong truyện kiếm hiệp của Kim Dung. Nó là tuyệt kỹ sử dụng kiếm khí (vô hình) phóng ra từ đầu ngón tay để sát thương đối thủ. Ngoại trừ người sáng tạo là vua khai quốc của Đại Lý Đoàn Tư Bình, nó được xem là môn võ công tối thượng rất khó để luyện được (kể cả sáu cao tăng đắc đạo Thiên Long tự) cho đến khi Đoàn Dự vô tình luyện thành công. Theo đó, đây là một trong 2 tuyệt kỹ độc môn truyền nội không truyền ngoại của nước Đại Lý: Nhất Dương Chỉ và Lục Mạch thần kiếm.

Nhất Dương Chỉ là bộ chỉ pháp được truyền dạy trong hoàng tộc Đại Lý, còn Lục Mạch thần kiếm thì chỉ có những đệ tử xuất gia của Thiên Long tự mới được truyền dạy (nhiều vị vua và hoàng tộc Đại Lý khi về già tu hành tại chùa này), vì uy lực của nó quá lớn nên phải tu tập Phật pháp để trung hòa. Theo truyện Thiên long bát bộ, nhân vật Đoàn Dự là người duy nhất có thể sử dụng trọn vẹn cả sáu mạch kiếm khí nhờ vào ngộ tính cao cùng nội lực thâm hậu. Bộ thần kiếm này được sánh ngang với Dịch Cân Kinh của Thiếu Lâm Tự nên nó thu hút các võ lâm cao thủ chiếm đoạt và tiêu biểu nhất là Đại Luân Minh Vương Cưu Ma Trí. Trong Thiên long bát bộ, Lục mạch thần kiếm được tu luyện dựa trên cách vận hành khí tâm pháp yếu chỉ riêng rồi dùng Nhất Dương chỉ phát triển thành kiếm khí. Sáu mạch của bộ kiếm pháp này bao gồm:


  1. Thiếu trạch kiếm (ngón út tay trái)

  2. Thiếu xung kiếm (ngón út tay phải)

  3. Quan xung kiếm (ngón trỏ tay trái)

  4. Trung xung kiếm (ngón cái tay phải)

  5. Thương dương kiếm (ngón trỏ tay phải)

  6. Thiếu thương kiếm (ngón cái tay trái)

Lục Mạch Thần Kiếm còn có thể dùng như một trận pháp gọi là Lục Mạch Kiếm Trận, sáu người chia nhau học sáu mạch kiếm như sáu vị cao tăng của Thiên Long Tự. Tuy nhiên Lục Mạch Kiếm Trận uy lực không cao bằng Lục Mạch Thần Kiếm.

Muốn luyện thành bộ võ công này có 2 cách:


  • Tu luyện Nhất Dương Chỉ đến mức độ có thể xuất chỉ khí phóng ra đầu ngón tay thì được xem là nhập môn, có thể luyện được 1 mạch. Từ đó càng tu luyện lên cao để có thể sử dụng toàn bộ. Cách này rất khó luyện, ngoại trừ Đoàn Tư Bình thì chưa có ai theo cách này mà luyện thành Lục Mạch Thần Kiếm.

  • Tu luyện nội lực đến mức cực cao, ít nhất phải có 1 giáp công lực (60 năm) trong thân. Theo đó có thể tùy ý luyện thành Lục Mạch Thần Kiếm mà không phải tu luyện Nhất Dương Chỉ. Theo cách này chỉ cần có 1 pho nội công thượng thừa thì có thể dễ dàng luyện thành Thần Kiếm. Vì nội công thượng thừa như Dịch Cân Kinh, Bắc Minh Thần Công, Cửu Dương Thần Công,... thời gian luyện ngắn nhưng có thể dễ dàng ngưng tụ nội lực như người khác tu luyện mấy thập niên.

Mãn Thiên Hoa Vũ (Hoa rải đầy trời) là một chiêu thức võ công tập trung sức mạnh và tinh thần phóng ra hàng loạt ngân châm để tiêu diệt địch thủ, đây là một chiêu thức ám sát được các sát thủ trong võ lâm rất đắc ý, chiêu thức không những hiểm độc mà còn có khả năng sát thương nhiều đối thủ.

Theo truyện Bích huyết kiếm, Quỷ Ảnh Tử Mộc Tang đạo nhân dạy Mãn Thiên Hoa Vũ cho Viên Thừa Chí sau khi thua liền hai ván cờ vây. Mãn Thiên Hoa Vũ của Quỷ Ảnh Tử Mộc Tang đạo nhân không ném ngân châm mà ném những con cờ vây.

Theo truyện Anh hùng xạ điêu, Hồng Thất Công đã dạy Mãn Thiên Hoa Vũ cho Hoàng Dung để chống lại bầy rắn độc của Âu Dương Phong.

Theo truyện của các tác giả khác thì chiêu này là một trong Thập Đại Ám Khí của Đường Môn (Đường Gia Bảo), một Gia Tộc dùng công phu ám khí và độc dược, thuốc nổ ở đất Ba Thục - Tứ Xuyên xưng hùng giang hồ được xưng là Ám Khí Thế Gia, người giang hồ xưa thường có câu: "Thà gặp Diêm La Vương, đừng chọc Đường Môn Nhân!"



Theo truyện Anh hùng xạ điêu, Nam Sơn Quyền là võ công của Nam Sơn Tiều Tử Nam Hy Nhân, một trong Giang Nam Thất Quái.



Theo truyện Anh hùng xạ điêu, Anh Cô thấy cá trạch bơi lội trong đầm mà ngộ ra Nê Thu Công. Khi động thủ với người khác thân trơn trượt dị thường.

Thần Toán Tử Anh Cô vốn tên là Lưu Anh, một quý phi trong cung Nam Đế Đoàn Hoàng gia nước Đại Lý. Lưu quý phi gặp gỡ và có tình cảm với Lão Ngoan Đồng Chu Bá Thông sinh ra một đứa con rồi bị Thiết chưởng Cầu Thiên Nhẫn giết chết.



Nhất Dương Chỉ trong truyện Kim Dung do Thái Tổ Thần Thánh Văn Vũ Hoàng Đế Đoàn Tư Bình, vua đầu tiên của vương quốc Đại Lý sáng tạo ra cùng với Lục Mạch Thần kiếm, được xem như là 2 võ công tuyệt kỹ của Đại Lý Đoàn Gia. Nhất Dương Chỉ là bộ chỉ pháp được truyền dạy trong hoàng tộc Đại Lý, còn Lục Mạch thần kiếm thì chỉ có những đệ tử của Thiên Long tự mới được truyền dạy (nhiều vị vua và hoàng tộc Đại Lý khi về già tu hành tại chùa này).

Nhất Dương Chỉ xuất hiện trong các truyện Thiên Long Bát Bộ, Võ Lâm Ngũ Bá, Anh hùng xạ điêu và Thần điêu hiệp lữ.

Trong Thiên long bát bộ, những người sử dụng thành thạo bộ chỉ pháp này là Trấn Nam Vương Đoàn Chính Thuần, Bảo Định Đế Đoàn Chính Minh, Thiên Hạ Đệ Nhất Ác Nhân cũng là thế tử nước Đại Lý (anh họ Đoàn Chính Minh) Đoàn Diên Khánh và các cao tăng của Thiên Long Tự.

Trong Võ Lâm Ngũ Bá, Vương Trùng Dương đã trao đổi Tiên Thiên Công của ông lấy Nhất Dương Chỉ với Nam Đế Đoàn Trí Hưng. Với nội lực thâm hậu, Vương Trùng Dương đã sử dụng Nhất Dương Chỉ để phá Cáp Mô Công của Âu Dương Phong và làm y trọng thương.

Trong Anh hùng xạ điêu, Đoàn Trí Hưng là người đã sử dụng Nhất Dương Chỉ để cứu sống Hoàng Dung sau khi nàng bị bang chủ Bang Thiết Chưởng là Cừu Thiên Nhận đánh trúng. Quách Tĩnh cũng có thể sử dụng chiêu thức này, tuy không thuần thục.

Trong Thần điêu hiệp lữ người sử dụng Nhất Dương Chỉ có Đoàn Hoàng gia (Nhất Đăng đại sư) và các đệ tử của ông, trong đó thành thạo nhất là đệ tử thứ tư tên Chu Tử Liễu (sử dụng Nhất Dương chỉ kết hợp với thư pháp) ngoài ra còn có các đệ tử Ngư,Tiều, Canh.

Nhất Dương Chỉ là yếu chỉ điểm huyệt dùng ngón tay xuất chỉ khí gây sát thương. Người sử dụng Nhất Dương Chỉ dồn nội lực vào ngón tay trỏ rồi bắn chỉ lực, tuy phạm vi tấn công nhỏ nhưng lực sát thương vô cùng cao. Nếu bị điểm huyệt bằng Nhất Dương Chỉ thì phải dùng chính Nhất Dương Chỉ để giải huyệt.



Nhiên Mộc đao pháp là một môn võ công trong truyện Thiên Long Bát Bộ, là một trong 72 tuyệt kỹ Thiếu Lâm. Sau khi luyện thành có thể trên một nhánh cây khô bổ nhanh chín chín tám mươi mốt đao, lưỡi đao không tổn hại nhánh cây chút nào nhưng trên đao phát ra nhiệt lực có thể thiêu cháy nhánh cây nên mới có tên là Nhiên Mộc.



Ngọc Nữ Tâm Kinh là khái niệm võ học trong tiểu thuyết Thần điêu hiệp lữ của Kim Dung nằm trong Xạ Điêu Tam Bộ Khúc. Ngọc Nữ Tâm Kinh là môn võ công lợi hại nhất của phái Cổ Mộ, theo lời kể của Tiểu Long Nữ thì đây là môn võ công do tổ sư bà bà Lâm Triều Anh sáng tạo ra.

Nguyên nhân là do Lâm Triều Anh từng có một mối lương duyên với tổ sư của phái Toàn Chân là Vương Trùng Dương, hai người này tuy yêu nhau nhưng không đến được với nhau vì quá nhiều mâu thuẫn, Lâm Triều Anh vừa yêu vừa hận nên đã sáng tác ra Ngọc Nữ Tâm Kinh dựa trên võ công của Toàn Chân Giáo nhưng lại khắc chế hoàn toàn võ công của Toàn Chân Giáo. Ngọc Nữ Tâm Kinh muốn luyện thành phải trải qua 3 giai đoạn:

- Thứ nhất phải luyện hết võ công của Toàn Chân Giáo (Toàn Chân Kiếm Pháp).

- Thứ hai phải luyện hết võ công của phái Cổ Mộ (Ngọc Nữ Kiếm Pháp).

- Thứ ba mới bước vào giai đoạn luyện Ngọc Nữ Tâm Kinh (khi luyện tập phải có hai người cùng luyện và phải "lõa thể" để luyện công do lúc luyện khí nóng trong cơ thể phát tiết, nếu không trút hết áo quần thì khí nóng sẽ chạy ngược vào nội thể nhẹ thì tẩu hỏa nhập ma, nặng thì chết ngay tức khắc). Lúc luyện Ngọc Nữ Tâm Kinh chia ra Âm Tiến và Dương Thoái, luyện Dương Thoái thì có thể ngừng lại nghỉ nhưng Âm Tiến thì phải liên tục không được đứt quãng, nếu không tẩu hỏa nhập ma chân khí chạy ngược vào lục phủ ngũ tạng.

Ngọc Nữ Tâm Kinh đa phần là kiếm pháp, mặc dù nó khắc chế võ công của Toàn Chân Giáo, nhưng ở chương cuối cùng trong Ngọc Nữ Tâm Kinh ghi một loại võ công vô cùng lợi hại, gọi là Ngọc Nữ Tố Tâm Kiếm Pháp. Yếu quyết của chương cuối trong Ngọc Nữ Tâm Kinh là phải dùng kiếm pháp trong Ngọc Nữ Tâm Kinh phối hợp với kiếm pháp của Toàn Chân Giáo. Nguyên do là Lâm Triều Anh mặc dù oán hận Vương Trùng Dương nhưng vẫn không quên tình xưa nên đã sáng tạo ra môn võ công dành cho đôi tình lữ. Người nam dùng Toàn Chân Kiếm Pháp phối hợp với người nữ sử dụng Ngọc Nữ Kiếm Pháp trở thành Ngọc Nữ Tố Tâm Kiếm Pháp, hai người "song kiếm hợp bích" kề vai sát chiến, bảo vệ lẫn nhau, vô cùng lợi hại.



Theo truyện Bích huyết kiếm, Ngũ Hành Bát Quái Trận là Trấn Sơn Chi Bảo của phái Thạch Lương.

Ngũ Hành Bát Quái Trận gồm mười sáu người dàn trận Bát Quái bên ngoài để phò tá Ngũ Hành Trận bên trong.

Mười sáu người chạy vòng quanh càng chạy càng phải nhanh hơn. Có một điều lạ nhất là không hề nghe thấy tiếng chân của bọn họ, mọi chỗ hổng đều bị họ bịt kín, đến con ruồi con muỗi cũng không thể bay lọt vào được.

Trong Ngũ Hành Trận, năm người chạy quanh địch thủ, càng chạy càng nhanh, chỉ chờ địch thủ ra tay là họ cũng ùa vào ngay. Ngũ Hành trận cần dùng một người hấp dẫn đối phương tấn công, bốn người kia thì nhằm chỗ hở của địch mà tập kích. Khi sáu người đánh nhau, dù đánh rất kịch liệt, nhưng khí giới va chạm vào nhau, chỉ có tiếng kêu "vù vù" của các khí giới múa máy và tà áo bay lượn thôi. Điểm cốt yếu của trận thế này là "nhanh" để đôi bên khí giới va chạm nhau, tình thế tất phải chậm chạp đi.

Còn nếu như địch thủ không động đậy gì cả, toàn thân chỗ nào cũng phòng bị chu đáo, Ngũ Hành Trận chịu bó tay không làm gì nổi.

Sau khi thất bại và tẩu thoát, Kim Xà Lang Quân cố công nghĩ thế võ để đối phó với Ngũ Hành trận. Trong một lần đi dạo núi ông bỗng gặp một con rắn độc đang bò ở trong đám cỏ. Trông thấy bóng người, nó quấn tròn lại, ngửng đầu lên không hề cử động, nó chờ đợi kẻ địch ra tay trước. Khi kẻ địch tấn công, rắn nọ lập tức thực hư mà cản lại. Nếu địch đứng yên, nó ít khi tấn công trước. Vì chưa biết rõ thực hư của địch ra sao, nếu tấn công trước, thường thường hay bị thiệt thòi. Xúc động linh cơ, Hạ Tuyết Nghi nhìn qua, vừa nhảy vừa kêu la, lộn mấy vòng trên bãi cỏ. Chiến lược phá Ngũ Hành Trận được sáng tạo ngay từ đấy.

Khi bị năm anh em Ôn thị dùng Ngũ Hành Bát Quái Trận vây, Viên Thừa Chí đã dùng thế võ trong Kim Xà Bí Kíp để phá Ngũ Hành Trận.



Quỷ Ảnh Tử Mộc Tang đạo nhân đem kiểu khinh công Phân Vân Thừa Long (vịn mây cưỡi rồng) dạy cho Viên Thừa Chí sau khi thua một ván cờ vây.



Phách Không Chưởng là một chưởng pháp trong truyện Anh Hùng Xạ  Điêu.



Theo truyện Bích huyết kiếm, Thôi Thu Sơn truyền thụ Phục Hổ chưởng pháp của phái Hoa Sơn cho Viên Thừa Chí, tất cả 108 miếng, mỗi miếng lại có 3 đường biến hóa "kỳ chính tương sinh tương khắc" cộng tất cả là 324 đường. Có những miếng như là:

- Hàng Long Phục Hổ

- Hoàng Hổ Đơn Tiên

- Thâm Nhập Hổ Huyệt



Theo truyện Anh Hùng Xạ  Điêu, Kha Trấn Ác, một trong Giang Nam Thất Quái, khổ luyện Phục Ma Trượng Pháp ở sa mạc Mông Cổ.



Quỳ Hoa bảo điển (葵花寶典) là bí kíp võ thuật thượng thặng trong tiểu thuyết Võ hiệp Tiếu ngạo giang hồ của nhà văn Kim Dung. Quỳ Hoa bảo điển có chung nguồn gốc với Tịch tà kiếm pháp.

Theo lời kể của Phương Chứng đại sư, trụ trì Thiếu Lâm Tự khi bàn việc cùng Lệnh Hồ Xung và Xung Hư đạo trưởng phái Võ Đang trên đỉnh núi Hằng Sơn, võ công này vốn là một bí lục do một cặp vợ chồng tiền nhân sáng tạo ra. Phần do người chồng sáng tạo gọi là "Càn kinh" và phần do người vợ sáng tạo gọi là "Khôn kinh", đây là hai phần hoàn toàn khác biệt thậm chí đối kháng nhau (theo như bản sửa đổi sau này của Kim Dung thì Quỳ Hoa bảo điển do một thái giám trong cung sáng tạo ra được xưng là "Quỳ Hoa lão tổ"). Sau một thời gian, bộ sách Quỳ Hoa bảo điển vô tình truyền đến phái Nam Thiếu Lâm ở Phúc Kiến.

Cũng thời gian đó, có hai tiền nhân phái Hoa Sơn là Nguyên Mẫn Túc (sau này là ông tổ phe Khí tông) và Chu Tử Phong (sau này trở thành ông tổ phe Kiếm tông) cùng đến Nam Thiếu Lâm không biết bằng cách nào đọc lén được bộ sách rồi về Hoa Sơn tu luyện. Khi biết chuyện, trụ trì Nam Thiếu Lâm là Hồng Diệp thiền sư đã sai môn đồ của mình là Độ Nguyên thiền sư đến Hoa Sơn khuyên hai người kia không nên rèn luyện Quỳ Hoa bảo điển. Hai người kia tưởng lầm Độ Nguyên đã tinh thông bộ bảo điển nên đọc lại nhờ nhà sư kiểm chứng. Không ngờ Độ Nguyên thực ra không biết gì hết, nhưng cũng bị cuốn hút bởi bộ sách nên dụng tâm ghi nhớ, đêm về chép lại vào trong áo cà sa. Sau đó Độ Nguyên hoàn tục rồi đổi tên thành Lâm Viễn Đồ, những võ công chép được vào áo cà sa gọi là Tịch tà kiếm pháp, vốn chỉ là một phần trong Quỳ Hoa bảo điển, nhưng cũng nhờ nó mà họ Lâm trở thành một cao thủ nổi tiếng giang hồ.

Nguyên Mẫn Túc và Chu Tử Phong cùng nhau tu luyện Quỳ Hoa bảo điển, nhưng mâu thuẫn về việc triết giải sách đã tranh cãi, dẫn đến việc chia rẽ phái Hoa Sơn thành hai trường phái là Khí tông coi trọng việc rèn luyện nội công (Càn kinh?) (mà hậu duệ tiêu biểu sau này là Nhạc Bất Quần) và Kiếm tông lấy việc rèn luyện kiếm chiêu làm trung tâm (Khôn kinh?) (mà hậu duệ là Phong Bất Bình, Thành Bất Ưu...). Hậu quả của việc này là hai phái tranh chấp, dẫn đến chém giết lẫn nhau, chỉ có một mình Phong Thanh Dương vì không ham hố đấu đá nên thoát nạn. Kết cục của việc này là mười đại trưởng lão Nhật Nguyệt thần giáo kéo đến Hoa Sơn, cướp bộ sách Quỳ Hoa bảo điển về mình. Về sau, bộ sách truyền đến Đông Phương Bất Bại, là người duy nhất rèn luyện thành võ công này và trở thành thiên hạ đệ nhất cao thủ đương thời.

Nguyên tắc luyện Quỳ Hoa Bảo Điển trước hết phải “Dẫn đao tự cung”. Đây là loại võ công mang tính dương tà, khi luyện hơi nóng sẽ bốc lên ngùn ngụt vì vậy cần phải cắt đi bộ phận sinh dục để tránh khỏi tẩu hỏa nhập ma.

Quỳ Hoa Bảo Điển nổi tiếng với "Thân pháp quỷ mị", xuất chiêu cực nhanh cùng với tuyệt kĩ ám khí "Tú Hoa Châm" mà vô địch. Quỳ Hoa Bảo Điển không phải không có sơ hở nhưng vì thân pháp quá nhanh chỉ để lại tàn ảnh nên có tìm được yếu điểm cũng không dễ dàng đánh trúng.

Đông Phương Bất Bại là giáo chủ Nhật Nguyệt Thần Giáo, cũng là người duy nhất luyện thành Quỳ Hoa bảo điển và trở thành đệ nhất cao thủ trong Tiếu ngạo giang hồ. Phải "dẫn đao tự cung" để tu luyện, vì thế Đông Phương Bất Bại trở thành kẻ bán nam bán nữ. Đông Phương Bất Bại hàng ngày sống trong cung cấm như một hoàng hậu, ngồi thêu hoa, yêu một chàng trai là Dương Liên Đình, và đến chết vẫn cầu xin Nhậm Ngã Hành tha mạng cho tình nhân.

Đông Phương Bất Bại sau khi luyện thành Quỳ Hoa bảo điển thì võ công phi phàm, một mình đấu trên cơ với 4 đại cao thủ là Lệnh Hồ Xung, Nhậm Ngã Hành, Thượng Quan Vân và Hướng Vấn Thiên, duy chỉ có Lệnh Hồ Xung học được Độc Cô Cửu Kiếm nên có thể nhìn ra sơ hở của Đông Phương Bất Bại nhưng vẫn chưa thể đánh trúng y. Chỉ đến khi Nhậm Doanh Doanh tấn công Dương Liên Đình khiến Đông Phương Bất Bại mất tập trung thì y mới bị đánh bại. 

Sau khi Đông Phương Bất Bại chết, Nhậm Ngã Hành đã tiết lộ chính ông ta đã gài bẫy Đông Phương Bất Bại bằng bộ sách này, và đã phá hủy cuốn sách, và Quỳ Hoa bảo điển hoàn toàn thất truyền trên đời.



Còn được gọi là Song Thủ Hỗ Bác Thuật, đây là một môn tuyệt kỹ có thể làm cho 1 người đồng thời thi triển hai loại võ công khác nhau bằng 2 tay, làm cho đối thủ cảm thấy giống như đang đối đầu với 2 người. Theo truyện Anh hùng xạ điêu, Chu Bá Thông ở trong động trên đảo Ðào Hoa mười lăm năm một mình không có ai để chiết chiêu, mới nghĩ ra lối Song Thủ Hỗ Bác này để chơi đùa lấy tay trái đánh nhau với tay phải, tay trái vẽ hình vuông, tay phải vẽ hình tròn, hai tay có thể dùng vào hai việc.

Chu Bá Thông truyền cho Quách Tĩnh lối Song Thủ Hỗ Bác để chơi trò bốn người đánh nhau: Tay trái Chu Bá Thông là một người, tay phải Chu Bá Thông là một người, hai tay Quách Tĩnh cũng là hai người, bốn người này không ai giúp ai, chia thành bốn phe đánh nhau một trận.

Theo Chu Bá Thông, lúc trên Đào hoa đảo võ công của y vẫn còn thua kém Hoàng Dược Sư, Hồng Thất Công, Âu Dương Phong một bậc, nhưng đã luyện thành tuyệt kỹ Song Thủ Hỗ Bác, phân thân giáp kích, lấy hai đánh một thì thiên hạ không còn ai thắng được y nữa.

Môn võ công này còn có điểm đặc biệt là người luyện cần phải có tâm tư thật đơn giản, càng đơn giản càng dễ luyện, như Chu Bá Thông và Tiểu Long Nữ mới học là thành, Quách Tĩnh cũng học được một phần. Còn những người càng tâm cơ, mưu trí thì càng khó học, điển hình như Hoàng Dung thông minh lanh lợi nhưng tập luyện môn Song Thủ Hỗ Bác mãi mà chẳng thành.



Theo truyện Anh hùng xạ điêu, Tảo Diệp Thoái Pháp của đảo Đào Hoa, bước chân mau lẹ, đặt xuống rất chuẩn.

Dùng Tảo Diệp Thoái Pháp đá tắt đèn dầu, chỉ đá tắt đầu ngọn lửa, không những không đá đổ đạp vỡ chén dầu mà ngay cả dầu trong chén cũng không đổ ra một giọt. Lục Thừa Phong luyện công phu này dù hai chân đã què nhiều năm cũng có thể đứng lên đi lại được.



Tẩy Tủy Kinh cùng với Dịch Cân Kinh là một trong 2 môn công pháp trấn phái của Thiếu Lâm Tự do Thiếu Lâm Tông Sư Đạt Ma sáng chế ra nhưng đã bị thất truyền trong thời chiến loạn.

Tác dụng: có thể giúp tẩy tủy phạt cốt, được dùng để chỉ dẫn cách vận khí để trị nội thương.



Tương truyền bộ Thái Tổ Trường Quyền do Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn sáng tạo ra, cùng với bộ Thái Tổ Bổng đánh khắp thiên hạ không có đối thủ, sau lập ra được nhà Tống. Bộ quyền pháp này được lưu truyền rộng rãi trong dân gian, người học võ ai cũng biết.

Trong truyện Thiên Long Bát Bộ, Kiều Phong lúc ở Tụ Hiền trang đã dùng bộ quyền pháp để đấu với anh hùng thiên hạ. Bộ quyền pháp này tuy chiêu thức đơn giản nhưng dưới tay Kiều Phong đánh ra thì oai lực vô cùng, đánh lui nhiều vị cao thủ. Bộ quyền pháp này do Huyền Khổ đại sư chùa Thiếu Lâm truyền cho Kiều Phong.



Là môn võ công thượng thừa của Địch Vân trong tác phẩm Liên thành quyết, luyện thành môn võ công này khi thi triển nếu chạm vào ai người đó sẽ mất mạng. Nguồn gốc của môn võ công này là của Hắc Cốt Thiết Ngạc - Mai Niệm Sinh, về sau tình cờ trao cuốn Thần Chiếu Kinh cho Đinh Điển và được truyền lại cho Địch Vân.



Đây là một môn khinh công cao cường. Môn võ công này xuất hiện trong Lộc đỉnh ký cùng với Bích Huyết Kiếm do Mộc Tang đạo nhân của Thiết Kiếm Môn sáng tạo. Về sau lại truyền cho A Cửu-Cửu Nạn, Cửu Nạn lại truyền cho Vi Tiểu Bảo.



Theo truyện Anh hùng xạ điêu, Thấu Cốt Đả Huyệt Pháp là môn công phu điểm huyệt rất âm độc. Ngoài Tây Độc Âu Dương Phong và Đông Tà Hoàng Dược Sư thì thiên hạ không ai giải huyệt được.



Theo truyện Anh hùng xạ điêu, Thiên Cang Bắc Đẩu Trận là trận pháp bậc nhất của phái Toàn Chân, gồm bảy người thi triển phối hợp theo hình thể chòm sao Bắc Đẩu.

Trung Thần Thông Vương Trùng Dương vì trận pháp này tốn rất nhiều tâm huyết, sức yếu lấy nó để liên thủ hợp kích thì cũng hóa thành mạnh, có thể dùng trong chiến trận. Lúc nghênh địch chỉ đánh một tay, một tay đặt lên vai người bên cạnh. Công lực của bảy người hợp lại làm một. Mấy người xông vào tấn công thì người bị tấn công trước mặt không cần ra sức đỡ gạt, mà do đồng đạo hai bên phản công, như một người gồm được cả võ công của mấy người, quả thật oai lực không sao chống được.

Trong Toàn Chân Thất Tử thì Mã Ngọc ở vị trí sao Thiên Khu, Đàm Xử Đoan ở sao Thiên Toàn, Lưu Xử Huyền ở sao Thiên Cơ, Khưu Xử Cơ ở sao Thiên Quyền, bốn người hợp thành lòng gáo.

Vương Xử Nhất vị trí sao Ngọc Hành, Hách Đại Thông vị trí sao Khai Dương, Tôn Bất Nhị vị trí sao Dao Quang, ba người hợp thành chuôi gáo.

Trong bảy sao Bắc Đẩu thì sao Thiên Quyền có độ sáng thấp nhất, lại là chỗ lòng gáo nối với chuôi gáo, là vị trí xung yếu, vì vậy do Khưu Xử Cơ võ công cao cường nhất trong thất tử trấn giữ.

Trong chuôi gáo thì sao Ngọc Hành làm chủ, nên lấy Vương Xử Nhất võ công đứng thứ hai đảm nhận.

Nhờ vào Trận Thiên Cang Bắc Đẩu, Toàn Chân Thất Tử đấu ngang sức với Đông Tà Hoàng Dược Sư.



Theo truyện Anh hùng xạ điêu, Anh Cô vốn tên là Lưu Anh, một quý phi trong cung Nam Đế Đoàn Hoàng gia nước Đại Lý.

Lưu quý phi gặp gỡ và có tình cảm với Lão Ngoan Đồng Chu Bá Thông sinh ra một đứa con.

Đứa bé bị Thiết Chưởng Thủy Thượng Phiêu Cừu Thiên Nhận bang chủ Thiết Chưởng Bang ở Tương Giang đánh một đòn chí tử. Lưu quý phi ôm con đến nhờ Đoàn Hoàng gia cứu nhưng Đoàn hoàng gia không cứu vì ghen.

Thần Toán Tử Anh Cô muốn trả thù, biết rõ công phu Nhất Dương Chỉ trên ngón tay của Nam Đế Đoàn Hoàng gia rất lợi hại, nên cố sức suy nghĩ tìm cách khắc chế. Anh Cô trong nghề thêu thùa bèn từ nữ công nghĩ ra diệu pháp, trên đầu ngón trỏ đeo một cái kim hoàn nhỏ, trên đầu kim hoàn có một mũi châm dài ba phân, trên châm tẩm chất độc, sau mấy năm khổ luyện, có thể đâm trúng con ruồi bay trên không, ngón tay bật ra mũi châm có thể xuyên qua người con ruồi. Lúc lâm địch, mũi châm của Anh Cô đầu tiên đả thương ngón tay trỏ (huyệt Thương Dương) của địch thủ. Đó là công phu Thất Tuyệt Châm trong thiên hạ không ai cứu được.



Theo Thiên Long Bát Bộ, Thiên Sơn Lục Dương Chưởng là một môn võ công của phái Tiêu Dao. Môn võ công này gồm 6 thức, trong truyện đã đề cập đến 3 thức:


  • Dương ca thiên quân (陽歌天鈞)

  • Dương xuân bạch tuyết (陽春白雪): lấy từ tên của một trong thập đại danh tác cổ cầm Trung Quốc. Đây nổi tiếng là một cầm phổ khó chơi. Dương Xuân Bạch Tuyết dùng tiếng đàn miêu tả cảnh mùa xuân sang, tuyết đang tan ra. Ở thời điểm giao mùa vẫn còn cái hơi lạnh của mùa đông nhưng đã có cái ấm áp của mùa xuân. Tiếng đàn trầm bổng khoan hòa, nhẹ nhàng như nước chảy bên tai, làm người nghe quên cả trời đất, cảm thấy trong lòng nhẹ nhàng sảng khoái.

  • Dương Quan tam điệp (陽關三疊): Dương Quan là một cửa ải ở biên giới tỉnh Thiểm Tây. Đường thi có bài "Tống Nguyên Nhị sứ An Tây" của Vương Duy là một bài thơ tiễn biệt rất đặc sắc. Vua Đường Huyền Tông lấy vào Nhạc phủ phổ thành một bài hát gọi là "Dương Quan tam điệp" (ba nhịp Dương Quan) dùng để hát khi tiễn biệt nhau.

Theo Thiên Long Bát Bộ, Thiên Sơn Chiết Mai Thủ là một môn võ công của phái Tiêu Dao. Thiên Sơn Chiết Mai Thủ có ba đường chưởng pháp và ba lộ cầm nã thủ, tuy chỉ có sáu đường nhưng bao hàm tinh nghĩa của phái Tiêu Dao, trong chưởng pháp và cầm nã thủ có ẩn giấu cả kiếm pháp, đao pháp, tiên pháp, thương pháp, trảo pháp, thủ pháp các tuyệt chiêu của mọi loại binh khí, biến hóa rất phức tạp.



Theo truyện Anh hùng xạ điêu, Thiết Chưởng Thần Công là công phu của Thiết Chưởng Thủy Thượng Phiêu Cừu Thiên Nhận bang chủ Thiết Chưởng Bang ở Tương Giang.

Thiết Chưởng Thần Công gồm mười ba chiêu như Âm Dương Quy Nhất: Chưởng trái đập vào chưởng phải một cái, chưởng phải chênh chếch xô ra đánh thẳng vào địch nhân.



Thượng Thiên Thê (nghĩa là thang lên trời) là môn khinh công dùng hai chân leo lên mặt phẳng thẳng đứng xuất hiện trong truyện Thần điêu đại hiệp.

Quách Tĩnh hồi nhỏ ở Mông Cổ được Mã Ngọc phái Toàn Chân truyền thụ cho bộ môn khinh công này. Về sau, khi Quách Tĩnh một mình bị quân Mông Cổ vây hãm ngoài thành Tương Dương tưởng như không có cách nào thoát thân đã sử dụng công phu này để leo lên thành, thể hiện nội lực và võ công kinh thế hãi tục khiến mấy chục vạn quân trong và ngoài thành trố mắt kinh ngạc.



Tịch Tà Kiếm Pháp (辟邪劍譜) là bí kíp kiếm thuật thượng thặng trong truyện Tiếu ngạo giang hồ. Tịch tà kiếm pháp có cùng nguồn gốc với Quỳ Hoa Bảo Điển, và là nguồn gốc của những tranh chấp trên giang hồ vào thời đại của câu chuyện Tiếu ngạo giang hồ. Tịch tà kiếm pháp là nguyên nhân trực tiếp của việc Dư Thương Hải (chưởng môn phái Thanh Thành) tàn sát cả dòng họ Lâm (mà hậu duệ duy nhất sống sót là Lâm Bình Chi).

Xuất xứ của Tịch tà kiếm pháp đến từ Quỳ Hoa bảo điển, mà chính từ những bí kíp này dẫn đến việc chia rẽ phái Hoa Sơn thành hai phái là Khí tông (trọng khí công) và Kiếm tông (trọng về kiếm chiêu). Bí kíp này truyền đến Nam Thiếu Lâm, rồi lại được hai nhân vật của Hoa Sơn là Nguyên Mẫn Túc (ông tổ phe Khí tông) và Chu Tử Phong (ông tổ phe Kiếm tông) học lén. Khi họ trở lại Hoa Sơn, Nam Thiếu Lâm đã phái Độ Nguyên thiền sư đến khuyên hai người không nên học bí kíp này. Khi Độ Nguyên đến Hoa Sơn, cả ba đã cùng nhau đọc và vô tình lại bị hấp dẫn bởi bộ sách này, dẫn đến việc Độ Nguyên xin ra khỏi Nam Thiếu Lâm, hoàn tục lấy vợ.

Sau khi Độ Nguyên hoàn tục đã lấy tục danh cũ là Lâm Viễn Đồ, lập ra Phúc Oai tiêu cục, đồng thời tiến hành tập luyện các bí kíp mà mình đã học được từ bộ sách Quỳ Hoa ở Hoa Sơn. Ông chỉ phát triển các kỹ năng kiếm pháp và phát triển thành Tịch tà kiếm pháp có 72 đường kiếm, và trở thành một trong những kiếm thủ xuất chúng. Một trong những đối thủ bị Lâm Viễn Đồ đánh bại là Trương Thanh Tử, chưởng môn phái Thanh Thành, người được xem là một trong những cao thủ đệ nhất khi đó. Từ đó, Tịch tà kiếm phổ nổi danh giang hồ khiến nhiều nhân vật giang hồ thèm khát, và chính là nguồn gốc của những tranh đoạt sau này. Hậu duệ của Lâm Viễn Đồ là gia đình Lâm Chấn Nam là những người trực tiếp chịu họa từ những tranh chấp này với việc toàn thể tiêu cục bị sát hại bởi Dư Thương Hải.

Theo lời của Lâm Bình Chi, yếu quyết đầu tiên của Tịch tà kiếm pháp là "Võ lâm xưng hùng, dẫn đao tự cung" có nghĩa là muốn luyện Tịch tà kiếm pháp thì đầu tiên phải tự thiến đi bộ phận sinh dục của mình. Bởi vì nếu không thiến, khi luyện nội công Tịch tà kiếm pháp, lửa dục sẽ thiêu đốt ruột gan thành "tẩu hỏa nhập ma" mà chết. Hai người trực tiếp luyện Tịch tà kiếm pháp là Lâm Bình Chi và Nhạc Bất Quần đều đã tự cung và trở thành những kẻ ái nam ái nữ. Trong quá khứ, Lâm Viễn Đồ biết điều này nên đã lập gia đình, có vợ con rồi mới luyện tập để không triệt đi nòi giống của mình. Cuối đời, hiểu tác hại của Tịch tà kiếm pháp, Lâm Viễn Đồ đã giấu chiếc áo cà sa có chép Tịch tà kiếm phổ và để lại di ngôn nhắc nhở con cháu nhất quyết không được mở ra xem. Lời di chúc này dù Lâm Bình Chi biết (nhờ cha mẹ anh ta truyền qua Lệnh Hồ Xung) nhưng vì để trả thù cho cả nhà, Lâm Bình Chi vẫn quyết ý luyện.

Giang hồ cho rằng khi luyện Tịch tà kiếm pháp họ sẽ thành kiếm thủ vô địch, bất khả chiến bại. Nhưng trên thực tế, cả hai người luyện Tịch tà kiếm pháp thành thục là Lâm Bình Chi và Nhạc Bất Quần đều bị Lệnh Hồ Xung dùng Độc cô cửu kiếm đánh bại bằng việc tìm ra sơ hở của quá trình biến chiêu thức.



Theo truyện Anh hùng xạ điêu, lần luận kiếm ở Hoa Sơn, Trung Thần Thông Trùng Dương Chân Nhân rất khâm phục Nhất Dương Chỉ của Đoàn Hoàng gia.

Khi bệnh cũ lại phát, Vương Trùng Dương nghĩ mình chắc không còn sống lâu nên tới Đại Lý, chủ yếu là để truyền lại công phu lợi hại nhất của ông ta là Tiên Thiên Công cho Nam Đế Đoàn Hoàng gia.

Như thế, Đoàn Hoàng gia với thần công Nhất Dương Chỉ của hoàng gia và Tiên Thiên Công Trùng Dương Chân Nhân có thể khắc chế Tây Độc Âu Dương Phong, không sợ y hoành hành tác quái nữa.

Chỉ vì Đông Tà, Tây Độc, Nam Đế, Bắc Cái và Trung Thần Thông, năm người danh tiếng ngang nhau, nếu nói là tới truyền thụ công phu thì không khỏi có chỗ bất kính với Đoàn Hoàng gia, nên trước tiên xin Đoàn Hoàng gia truyền thụ Nhất Dương Chỉ rồi mới đem Tiên Thiên Công ra trao đổi.

Đoàn Hoàng gia hiểu dụng ý của y, trong lòng rất kính trọng, lập tức chuyên tâm tu luyện Tiên Thiên Công.



Theo truyện Anh hùng xạ điêu, ba mươi sáu chiêu quyền pháp Tiêu Dao Du là công phu Bắc Cái Hồng Thất Công luyện thời trẻ.



Tiểu Vô Tướng Công là môn võ công của phái Tiêu Dao trong truyện Thiên long bát bộ. "Tiểu Vô Tướng Công" nghĩa là "công phu không có hình hài". Nếu luyện môn công phu này, chỉ cần biết gia số chiêu thức thì có thể dựa nào nội công của Tiểu Vô Tướng Công mà bắt chước tuyệt học của người khác. Tiểu Vô Tướng Công mặc dù là Đạo giáo võ học nhưng có đặc điểm là dựa vào thuyết Vô Sắc Vô Tướng của Phật giáo. Ở phương diện này biểu hiện rõ ràng nhất là Cưu Ma Trí dựa vào Tiểu Vô Tướng Công bắt chước 72 tuyệt kỹ Thiếu Lâm đánh lại chính các nhà sư Thiếu Lâm Tự.



Theo truyện Anh hùng xạ điêu, Toàn Chân Kiếm Pháp là kiếm pháp phái Toàn Chân biến hóa tinh diệu.



Theo truyện Anh hùng xạ điêu, Thôi Tâm Chưởng là một trong nhiều môn võ công được ghi lại trong Cửu Âm Chân Kinh. Nổi danh nhất với võ công này là Hắc Phong Song Sát, Đồng Thi Trần Huyền Phong và Thiết Thi Mai Siêu Phong (2 trong 6 đệ tử ban đầu của Đông Tà Hoàng Dược Sư), đây là một môn chưởng pháp vô cùng âm độc dùng để đả thương nội tạng của đối thủ. Đồng thời môn võ công này cũng xuất hiện trong Tiếu ngạo giang hồ với tư cách là võ công của phái Thanh Thành.



Theo truyện Bích huyết kiếm, Bát Thủ Tiên Viên Mục Nhân Thanh dạy môn Trường Quyền Thập Đoạn Cầm của phái Hoa Sơn cho Viên Thừa Chí.



Một môn võ học xuất hiện trong truyện Tiếu ngạo giang hồ, là bí kíp võ công tuyệt mật không truyền cho đệ tử của phái Hoa Sơn. Tử hà thần công là bộ sách luyện nội công và trị liệu thân thể, đồng thời giúp người luyện cải lão hoàn đồng. Khi vận nội công Tử Hà, trên mặt người dùng sẽ xuất hiện khí màu tía.



Theo truyện Anh hùng xạ điêu, người thư sinh trong Ngư Tiều Canh Độc, đệ tử của Nam Đế Đoàn Hoàng gia, sử dụng Viên Lao Sơn Tam Thập Lục Kiếm.

Ở Vân Nam, Viên Lao Sơn Tam Thập Lục Kiếm được gọi là lợi hại bậc nhất trong kiếm pháp, trên sáu kiếm, dưới sáu kiếm, trước sáu kiếm, sau sáu kiếm, trái sáu kiếm, phải sáu kiếm, sáu sáu ba mươi sáu kiếm.



Thời cổ, Ngô-Việt đánh nhau, Việt vương Câu Tiễn nằm gai nếm mật nghĩ cách diệt nước Ngô, nhưng thủ hạ của Ngô vương có đại tướng Ngũ Tử Tư học được binh pháp của Tôn Tử, huấn luyện sĩ tốt vô cùng tinh nhuệ.

Câu Tiễn thấy quân mình võ nghệ không bằng đối phương, phiền muộn không vui. Một hôm chợt có một thiếu nữ xinh đẹp tới nước Việt, kiếm thuật vô cùng tinh diệu. Câu Tiễn cả mừng, mời nàng về dạy kiếm pháp cho quân Việt, cuối cùng dùng đó diệt nước Ngô. Gia Hưng là nơi giáp giới Ngô Việt ngày trước, hai nước đánh nhau đều lấy đó làm chiến trường, bộ Việt Nữ Kiếm Pháp này cũng từ đó lưu truyền ra thiên hạ. Chỉ là kiếm pháp mà cô gái dạy cho quân Việt ngày trước nhằm quyết thắng trên chiến trường nên chỉ chú trọng vào việc chém tướng đâm ngựa, chứ dùng để giao đấu với danh gia võ thuật trên giang hồ thì không đủ phần linh động mau lẹ.

Đến cuối thời Đường, ở Gia Hưng xuất hiện một danh gia kiếm thuật, y dựa vào yếu chỉ của kiếm pháp thời cổ mà đổi mới, trong chỗ lợi hại lại ẩn giấu thêm nhiều biến hóa phức tạp.

Theo truyện Anh hùng xạ điêu, Hàn Tiểu Oanh, một trong Giang Nam Thất Quái, theo sư phụ học được lộ kiếm pháp ấy, tuy chưa thật tinh thông nhưng kiếm chiêu cũng đã cao cường, cái ngoại hiệu Việt Nữ Kiếm của nàng là nhờ kiếm pháp mà được.



Theo Anh hùng xạ điêu, Xà Hành Ly Phiên là một trong nhiều môn khinh công được ghi lại trong Cửu Âm Chân Kinh, đây là một môn thân pháp dùng để tránh né võ công. Môn võ công này dựa theo cách di chuyển của loài rắn mà sáng tạo ra, tuy nhiên khi dùng bộ thân pháp này phải lăn lộn vòng vòng trên mặt đất rất ảnh hưởng tới hình tượng nhưng vô cùng thực dụng.





Comments

Popular posts from this blog

Viện công nghệ Ấn Độ Madras

Tọa độ: 12 ° 59′29 N 80 ° 14′01 E / 12.99151 ° N 80.23362 ° E / 12.99151; 80.23362 Học viện Công nghệ Ấn Độ Madras là một học viện kỹ thuật công cộng nằm ở Chennai, Tamil Nadu. Là một trong những Viện Công nghệ Ấn Độ (IIT), nó được công nhận là Viện Quan trọng Quốc gia. [2] Được thành lập vào năm 1959 với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính từ chính phủ cũ của Tây Đức, đây là IIT thứ ba được thành lập bởi Chính phủ Ấn Độ. [3] IIT Madras đã được xếp hạng là viện kỹ thuật hàng đầu ở Ấn Độ trong ba năm liên tiếp (2016-2018) [4] bởi Khung xếp hạng thể chế quốc gia của Bộ Phát triển nguồn nhân lực [5] . IIT Madras là một học viện dân cư chiếm một khuôn viên 2,5 km² (617 mẫu Anh) trước đây là một phần của Công viên Quốc gia Guindy liền kề. Viện có gần 550 giảng viên, 8.000 sinh viên và 1.250 nhân viên hành chính và hỗ trợ. [6] Phát triển kể từ khi nhận được điều lệ từ Quốc hội Ấn Độ vào năm 1961, phần lớn khuôn viên là một khu rừng được bảo vệ, được khắc ra khỏi Công viên Q

William L. Marcy - Wikipedia

William Marcy Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ lần thứ 21 Tại văn phòng Ngày 7 tháng 3 năm 1853 - 6 tháng 3 năm 1857 Tổng thống ] Franklin Pierce Trước Edward Everett Thành công bởi Lewis Cass Bộ trưởng Chiến tranh Hoa Kỳ thứ 20 19659005] 6 tháng 3 năm 1845 - 4 tháng 3 năm 1849 Tổng thống James K. Polk Trước William Wilkins Thành công bởi 19659007] George W. Crawford Thống đốc thứ 11 của New York Tại văn phòng ngày 1 tháng 1 năm 1833 - 31 tháng 12 năm 1838 Trung úy John Tracy ] Enos T. Throop Thành công bởi William H. Seward Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ từ New York tại văn phòng 31 - 1 tháng 1 năm 1833 Trước Nathan Sanford Thành công bởi Silas Wright văn phòng ngày 13 tháng 2 năm 1823 - ngày 21 tháng 1 năm 1829 Toàn quyền Joseph C. Yates DeWitt Clinton Nathaniel Pitcher Martin Van Buren ] John Savage Thành công bởi Silas Wright Chi tiết cá nhân Sinh ra William đã học Marcy -12 ) ngày 12 tháng 12 năm 1786 Sturbridge, Massachuse

Sean Kenniff - Wikipedia

Sean Kenniff (sinh ngày 27 tháng 11 năm 1969) [1] là một bác sĩ người Mỹ xuất hiện trong mùa đầu tiên của chương trình truyền hình Survivor ( Survivor: Borneo ) , được quay và phát sóng năm 2000. Thời niên thiếu [ chỉnh sửa ] Kenniff sinh ra ở Massapequa, New York, con trai của một bà mẹ nội trợ và cha là lính cứu hỏa của Sở cứu hỏa thành phố New York. từ trường trung học Massapequa và nhận bằng Cử nhân Khoa học về sinh học tại Đại học Binghamton. [1] Ông nhận bằng MD tại Đại học Y New York, và đã cư trú bốn năm tại Trung tâm Y tế Do Thái Long Island, liên kết với Albert Đại học Y khoa Einstein, phục vụ với tư cách là cư dân chính trong năm cuối cùng của ông. [1] Người sống sót [ chỉnh sửa ] Xuất hiện vào mùa đầu tiên của Người sống sót Người sống sót: Borneo Kenniff là người thứ mười hai trong số mười sáu thí sinh bị loại và được mệnh danh là "Kẻ giết người trong bảng chữ cái" cho chiến lược "Bỏ phiếu Bảng chữ cái" nổi tiế